【ket qia bong da】Đổi mới công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan và hội nhập
Còn nhiều hạn chế
Theo ông Bùi Ngọc Lợi, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ-TCHQ, công tác đào tạo CBCC của ngành Hải quan trong những năm qua đã đi đúng hướng và có hiệu quả cao, các khóa học về chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ đã nhận được những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chưa chủ động phối kết hợp giữa các đơn vị chuyên môn trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuẩn phù hợp với từng chức danh, vị trí công việc. Bên cạnh đó, chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ hữu, kiêm nhiệm trong Ngành hiệu quả và chưa có chính sách thu hút công chức có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ tốt tham gia vào công tác giảng dạy.
Đặc biệt, trong những năm qua, tổ chức bộ máy liên quan đến lĩnh vực đào tạo từ TCHQ đến các đơn vị thuộc và trực thuộc thường xuyên thay đổi đã làm ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của Ngành; đội ngũ giảng viên còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều; phương pháp dạy và học còn chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, thiếu các bài tập thực hành, chưa đi vào thực tiễn của công tác hải quan; chương trình, nội dung đào tạo chưa phong phú. Trong đó, một trong những nguyên nhân là quy trình nghiệp vụ hải quan thay đổi nhiều, yêu cầu công việc của ngành ngày càng tăng trên nhiều lĩnh vực, tạo áp lực lớn đối với công tác đào tạo.
Phát biểu tại Hội thảo đổi mới công tác đào tạo ngành Hải quan, được tổ chức tại Trường Hải quan Việt Nam ngày 15/6, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường khẳng định, trong những năm qua, ngành Hải quan đã thực hiện rất nhiều kế hoạch, biện pháp để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, đạt tiêu chuẩn quốc tế trên nền tảng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.
Song Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cũng cho rằng, thực tế, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một số CBCC Hải quan còn chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình đổi mới, chưa tạo được hình ảnh đẹp về lực lượng Hải quan Việt Nam trước bạn bè thế giới, gây nhiều bức xúc cho người dân và DN, thậm chí đã để xảy ra một số vụ việc đáng tiếc. Ngoài nguyên nhân chủ yếu do sự tu dưỡng, tự đào tạo của bộ phận CBCC Hải quan chưa cao thì phải kể đến một số hạn chế trong công tác đào tạo của Ngành hiện nay.
Trong đó, trong một thời gian dài, công tác đào tạo của ngành Hải quan chưa có bước đổi mới đột phá, vẫn đi theo phương thức đào tạo truyền thống, chưa theo kịp nhu cầu của xã hội, người dân và DN cũng như yêu cầu của ngành Hải quan. Điều đó dẫn đến nội dung đào tạo còn mang nặng lý thuyết, chưa thực sự thiết thực với học viên cũng như chưa gắn kết được đào tạo với việc sử dụng cán bộ sau đào tạo, chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo cho cộng đồng DN, hợp tác quốc tế về đào tạo.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo của Ngành chưa quy tụ về một đầu mối mà giao cho nhiều đơn vị thực hiện như Trường Hải quan Việt Nam, Vụ Tổ chức cán bộ, một số vụ, cục nghiệp vụ... do vậy, việc tập trung, kết nối để định hướng phát triển đào tạo gặp nhiều khó khăn và đánh giá chất lượng đào tạo của Ngành hàng năm chưa sát với thực tế. Việc đổi mới chương trình, tài liệu đào tạo chưa thực hiện đồng bộ, thống nhất và còn thiếu chủ động.
Cần quyết liệt đổi mới
Nhằm thực hiện được mục tiêu xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ cao, có nghiệp vụ chuyên môn sâu cùng với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự cũng như được trang bị kỹ năng về việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu quả, góp phần tạo thuận lợi thương mại thì việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác cải cách hiện đại hóa, hội nhập của ngành Hải quan. Đặc biệt, những thực tế còn tồn tại thời gian qua là cơ sở khách quan đòi hỏi công tác đào tạo của ngành Hải quan phải đổi mới một cách căn bản và quyết liệt.
Theo bà Vũ Hồng Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam, để đổi mới công tác đào tạo của Ngành cần thiết phải có tư duy đổi mới trong công tác đào tạo của các cấp. Tăng cường đào tạo từ thực tế, cầm tay chỉ việc cụ thể, đưa các tình huống thực tế vào bài giảng thông qua thực hành trong môi trường giả định. Đẩy mạnh phương pháp thảo luận nhóm, thực tế tại cơ sở, trực tuyến… Đặc biệt, với sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo sẽ giúp cho người học chủ động được thời gian, không bị giới hạn về không gian nhằm kích thích hứng thú, tăng cường sự tương tác.
Ông Bùi Văn Khắng, Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh phát biểu cho rằng, ngành Hải quan cũng nên áp dụng nhiều hình thức trực tuyến để tạo điều kiện dễ dàng hơn với người học. Đồng thời cùng với sự phát triển thương mại, nhu cầu đào tạo nghiệp vụ hải quan ngày càng gia tăng, đối tượng người học nghiệp vụ hải quan không chỉ là các công chức, viên chức trong Ngành mà cần hướng đến đảm bảo nhu cầu của đại lý hải quan, đại diện các DN, các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động hải quan.
Theo Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường, ngành Hải quan phấn đấu xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng hiệu quả công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan, góp phần vào phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, trong giai đoạn 2018-2020, việc đào tạo nguồn nhân lực của ngành Hải quan sẽ gắn chặt với việc xác định vị trí việc làm trong ngành Hải quan.
“Dựa vào những yêu cầu và mô tả vị trí việc làm được xác định, ngành Hải quan xây dựng Khung năng lực (tiêu chuẩn) chuyên môn để đào tạo CBCC. Đây là tiêu chuẩn nghiệp vụ theo cấp độ đối với tất cả các lĩnh vực chuyên môn mà TCHQ đã xây dựng để giúp CBCC tự xác định được định hướng, lộ trình đào tạo, học tập để nâng cao trình độ”, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh.
Ngành Hải quan tiến tới sẽ triển khai hệ thống đánh giá năng lực CBCC dựa trên Khung năng lực chuyên môn theo cấp độ. Kết quả đánh giá này sẽ phục vụ hiệu quả việc bố trí, điều động, luân chuyển, đảm bảo đúng người, đúng việc của từng bộ phận. Trong đó, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ tập trung nâng cao kỹ năng quản lý đối với đội ngũ CBCC trong quy hoạch. Đồng thời, đạo tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với CBCC thừa hành đáp ứng yêu cầu vị trí công việc.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2015-2017, ngành Hải quan đã đào tạo 53.901 lượt CBCC. Trong đó, Trường Hải quan Việt Nam đã đạo tạo 114 lớp với 5.313 lượt CBCC. Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2018, Trường Hải quan Việt Nam đã và đang tổ chức đào tạo 14 lớp với số lượng 650 lượt học viên, đạt 33,6% kế hoạch đào tạo năm 2018. |
-
Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự APECTránh 'trông chờ, nghe ngóng' trong kiểm tra, xử lý vi phạm đảng viênQuyết định nhân sự của Ban Bí thư, UB Thường vụ Quốc hộiAustralia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư daĐảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồnPhó chủ tịch TP HCM Nguyễn Thị Thu qua đờiTai nạn ở Hải Dương: Họp báo khẩn vụ xe tải đâm chết 8 ngườiNhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơnThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Hàn Quốc
下一篇:Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ
- ·Petrolimex cần rà soát, bổ sung các kế hoạch phát triển tổng thể
- ·Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới quyết nghị nhiều nội dung quan trọng
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Hà Nội: Học sinh được đổi khu vực tuyển sinh lớp 10 THPT công lập
- ·Thủ tướng chúc đội bóng đá nam giành Huy chương Vàng SEA Games
- ·Lạng Sơn có tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Nguy cơ chiến tranh liên Triều tái diễn
- ·Vụ án nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài: Tòa trả hồ sơ
- ·Thủ tướng mong muốn FTA Việt Nam
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Thế “kiềng ba chân” vững chắc trong bảo vệ và phát triển đất nước
- ·Chủ tịch Hà Nội lên tiếng về sự cố rác tràn lòng đường Thủ đô
- ·Hà Nội: Miễn nhiệm Chủ tịch huyện Sóc Sơn và bầu lãnh đạo mới
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen
- ·Sáu luật quan trọng sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2020
- ·Together for a cohesive and responsive ASEAN Community
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·2.600 phóng viên quốc tế tác nghiệp thượng đỉnh Mỹ
- ·Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam
- ·Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp Việt Nam đảm nhận trọng trách mới
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Chính phủ yêu cầu không để chậm trễ công việc do nghỉ Tết
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt
- ·Điều động, bổ nhiệm nhân sự 3 tỉnh
- ·Thượng đỉnh Mỹ Triều: Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao nhớ thời trẻ ở Triều Tiên
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·76 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV
- ·Thủ tướng quyết định công bố dịch Corona
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Donald Trump
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·TP.HCM bổ nhiệm hàng loạt nhân sự chủ chốt trong tháng 4