【ket qua thi dau c1】Dự kiến hoàn thành hơn 73% mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế
时间:2025-01-25 20:07:17 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
GDP bình quân ước đạt trên 2.540 USD/người
Theo báo cáo của Chính phủ, nhờ có tinh thần vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị ngay từ đầu nhiệm kỳ, nền kinh tế đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức. Năm 2018 hoàn thành toàn diện 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. So với mục tiêu kế hoạch 5 năm, đã có 11 chỉ tiêu ước đạt và vượt. Lạm phát được kiểm soát, liên tiếp 3 năm CPI dưới 4%. Các chính sách tài khóa, tiền tệ được điều hành linh hoạt, giữ vững ổn định tỷ giá, lãi suất, đáp ứng được yêu cầu về vốn của nền kinh tế. Nợ công năm 2018 giảm còn khoảng 61,4% GDP. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với dự toán và tăng 5,5% so với năm 2017. Bội chi ước đạt 3,67%, cơ cấu chi đầu tư tăng, giảm chi thường xuyên. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng 13,3%, bằng 34% GDP, đạt mục tiêu Quốc hội giao.
Dự báo triển vọng GDP năm 2018 có thể tăng cao hơn 6,7%. Ước tính, nếu đạt mức tăng trưởng GDP là 6,7% so với năm 2017 thì quy mô GDP theo giá hiện hành ước đạt 5.555 nghìn tỷ đồng, tương đương 240,5 tỷ USD. GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 2.540 USD/người, tăng thêm 155 USD so với năm 2017, tăng thêm 325 USD so với năm đầu nhiệm kỳ (2016) và cao gấp 1,21 lần so với năm 2015.
Về kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, báo cáo của Chính phủ cho biết trong 22 nhóm chỉ tiêu đặt ra có 9 chỉ tiêu đã hoàn thành, 8 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành và 5 chỉ tiêu cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành. Như vậy, tới thời điểm này có 73% số mục tiêu đã hoàn thành hoặc dự kiến hoàn thành. Nhìn chung, mô hình tăng trưởng đã bước đầu chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện rõ rệt.
Cơ cấu lại thị trường tài chính, ngân sách đạt kết quả khả quan
Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao những kết quả đạt được trong năm 2018. Việc thực hiện thành công mục tiêu kép đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị đánh giá kỹ hơn một số vấn đề như động lực tăng trưởng GDP cao, áp lực lạm phát cuối năm còn tiềm ẩn do nhiều yếu tố, đánh giá một cách đầy đủ hơn về thực trạng của doanh nghiệp (DN).
Với những kết quả đã đạt được và hạn chế của 3 năm 2016 - 2018, Ủy ban Kinh tế cho rằng có thể đạt được cơ bản các chỉ tiêu cho giai đoạn 2016 - 2020, ngoại trừ một số chỉ tiêu khó đạt được nếu không có giải pháp đột phá hơn nữa, như chỉ tiêu tỷ lệ GDP bình quân đầu người, tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân/năm…
Về kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế đánh giá trong số 5 nhóm mục tiêu được xác định tại Nghị quyết 24, có 4 nhóm mục tiêu liên quan đến cơ cấu lại NSNN và đầu tư công, cải thiện chất lượng tăng trưởng và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, thị trường tài chính đạt kết quả khả quan. Theo đó, 41% các chỉ tiêu được xác định tại Nghị quyết 24 dự kiến hoàn thành và 36,4% chỉ tiêu có khả năng hoàn thành đến năm 2020.
Tuy nhiên, nhóm mục tiêu thứ 5 về cơ cấu lại DN nhà nước, phát triển DN và hợp tác xã khó đạt được đến năm 2020 nếu không có giải pháp đẩy nhanh. Mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020 khó hoàn thành, đặc biệt khi việc phát triển DN vẫn tiềm ẩn một số khó khăn và số lượng DN chờ giải thể, phá sản tăng cao trong 9 tháng đầu năm 2018.
Lãnh đạo Chính phủ bám sát thực tiễn, phản ứng kịp thời
Thảo luận về các nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng đầu nhiệm kỳ, mặc dù có nhiều khó khăn, tình hình quốc tế biến động phức tạp, song Chính phủ đã nỗ lực điều hành, xây dựng nền hành chính liêm chính. Những kết quả đạt được đã tạo hiệu ứng lan toả trên nhiều lĩnh vực, củng cố niềm tin của nhân dân, được nhà đầu tư đánh giá cao.
Trong đó, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhấn mạnh một số điểm cần phát huy. Đó là việc Thủ tướng, các Phó Thủ tướng luôn đi sâu sát cơ sở, bám sát thực tiễn, nắm bắt kịp thời những vấn đề cấp bách, thường xuyên đối thoại, tham dự xúc tiến đầu tư ở các địa phương. Việc tổ chức thường xuyên các hội nghị đối thoại với công nhân, nông dân, trí thức, hội nghị tổng kết toàn quốc về từng lĩnh vực... hay mô hình tổ công tác của Thủ tướng về kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng giao là những cách làm rất hiệu quả. Trong công tác lập pháp, các lãnh đạo Chính phủ, thành viên Chính phủ đã thể hiện sự cầu thị, tôn trọng ý kiến của dư luận, cử tri, đại biểu.
Bên cạnh những kết quả tích cực, Chủ nhiệm Lê Thị Nga cũng đưa ra một số vấn đề cần lưu ý, trong đó có vấn đề chất lượng hạ tầng đầu tư công kém, đặc biệt là các công trình giao thông. “Cử tri băn khoăn, vì sao công trình của chúng ta làm thì rất lâu mà hỏng thì rất nhanh”, bà Lê Thị Nga nói và đề nghị làm rõ những vụ việc cụ thể mà cử tri, báo chí nêu và trách nhiệm của các bên liên quan.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội thời gian qua, năng lực cạnh tranh tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, các cân đối lớn được đảm bảo… Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ có những rủi ro không thể chủ quan từ tình hình biến động của kinh tế thế giới có thể tác động đến kinh tế nước ta, trong đó, đáng lưu ý là rủi ro về lạm phát, tỷ giá. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các báo cáo cần làm rõ hơn một số vấn đề về chất lượng tăng trưởng kinh tế, mức độ cải thiện môi trường kinh doanh…
Lắng nghe các báo cáo và ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị bổ sung một nội dung quan trọng đóng góp vào những kết quả đạt được thời gian qua, đó là sự đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Không chỉ bằng hoạt động giám sát, sự đóng góp mà còn thể hiện rõ ở cả công tác lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Thời gian qua, nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã được ban hành như Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý tài sản công, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu…; chất lượng lập pháp được nâng cao với sự sát sao của Chính phủ, các Bộ trưởng. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng các báo cáo cần nhấn mạnh thêm nhiệm vụ của giai đoạn này là một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác phải tập trung giải quyết những tích tụ, tồn tại từ giai đoạn trước. “Trước những biến động khó khăn mới, Chính phủ phải làm thế nào giải quyết tồn đọng cũ mà không phát sinh ra tồn đọng mới cho nhiệm kỳ sau”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Về những tồn tại, hạn chế được nêu trong các báo cáo, Phó Thủ tướng cho rằng tuy mức độ khác nhau nhưng các vấn đề đã nêu cơ bản trúng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện công tác điều hành, thể chế chính sách.
H.Y
猜你喜欢
- Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- Thuê bao di động phải thông báo ngừng dịch vụ nếu không còn nhu cầu sử dụng
- Tuổi trẻ Quảng Ninh hỗ trợ người dân chuyển đổi số
- Khai mở thị trường “lưu trữ nóng trên cloud” tại Việt Nam
- Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- Thuê bao di động phải thông báo ngừng dịch vụ nếu không còn nhu cầu sử dụng
- Bình quân mỗi tháng có gần 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
- Các nền tảng mạng xã hội ‘hút’ 50% nguồn thu của báo chí
- Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông