【soi kèo bóng đá tây ban nha hôm nay】Hợp tác xã nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
Toàn tỉnh có 139 hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN). Mô hình này đã và đang trở thành đòn bẩy,ợptcxnngnghiệpgặpnhiềukhkhăsoi kèo bóng đá tây ban nha hôm nay là yêu cầu tất yếu cho nền sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị nông sản tại địa phương. Tuy nhiên, nhiều HTX NN vẫn còn đối mặt với khó khăn, khiến cho ngành chức năng đau đầu gỡ rối.
Hợp tác xã Phước Trung phải thuê mặt bằng để chứa lúa.
Không trụ sở, thiếu vốn… là những vấn đề “thường trực” mà nhiều HTX NN trong tỉnh gặp phải. Đây cũng là tình trạng mà HTX NN Bình Thạnh C, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ đối mặt từ nhiều năm qua. HTX tuy đã đủ mạnh về tài chính nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn khách quan, đó là không trụ sở làm việc. Ông Trần Văn Ghi, Giám đốc HTX, cho biết: “Hồi trước tới giờ, thành viên chỉ tập hợp sinh hoạt tại nhà tôi, đôi lúc đổi chỗ sinh hoạt tại nhà thành viên khác. Dù đủ điều kiện nhưng chúng tôi vẫn chưa dám đầu tư cho mình một chỗ nơi giao dịch đàng hoàng bởi xây trụ sở là cần khoản tiền khá lớn. Cán bộ phường và ngành chức năng cũng có hỗ trợ nơi sinh hoạt, đặt trụ sở tại nhà văn hóa ấp nhưng diện tích cũng không đủ cho sinh hoạt, lại bất tiện. Vì vậy, thành viên thống nhất tiếp tục làm theo cách cũ cho tiện”.
Được thành lập hơn 15 năm và đã chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, nhưng đến nay, HTX Nông nghiệp Phước Trung, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, vẫn chưa có trụ sở làm việc đàng hoàng. HTX có trên 65 thành viên, thế nhưng tất cả mọi hoạt động, sinh hoạt, kể cả việc giao dịch với đối tác đều phải thuê văn phòng. Từ nhà và đất, ngay cả kho chứa nông sản cũng thuê mặt bằng. Ông Hà Minh Triều, Giám đốc HTX NN Phước Trung, cho hay: HTX được tỉnh chọn để thực hiện theo đề án thí điểm mô hình HTX kiểu mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cũng được tỉnh, huyện khảo sát để tìm kinh phí hỗ trợ xây dựng trụ sở. Đến nay vẫn chưa làm được vì vướng nhiều thủ tục, kinh phí. Tất cả thành viên đều mong sớm có được trụ sở để làm chỗ giao dịch đàng hoàng, tạo cơ sở hoàn thành các hoạt động khác, cũng như góp phần nâng cao thêm chất lượng hoạt động của HTX.
Còn đối với những HTX NN khác thì thiếu vốn là vấn đề nan giải hàng đầu. Theo ông Võ Văn Chuyển, Giám đốc HTX Nông sản sạch An Phát, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thì hiện tại HTX chỉ có hơn 470 triệu đồng, đã đầu tư hết cho chi phí sản xuất, nhà nấm, meo nấm. Sản phẩm của HTX xuất bán tận Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác nên phải thuê xe vừa trả chi phí cao và không chủ động thời gian được. Vì vậy, HTX cần thu hút thêm thành viên góp 310 triệu đồng nữa để HTX mua xe tải chuyên chở hàng hóa. Có vậy mới đảm bảo lợi nhuận, tăng thu nhập cho thành viên.
Tương tự, HTX NN Khánh Hội, ở xã Phú An, huyện Châu Thành, cũng chưa thể phát triển tối đa như năng lực bởi thiếu vốn. Đã nhiều lần đi “gõ cửa” các ngân hàng, ngành chức năng nhưng chưa tìm được lời giải. Ông Nguyễn Trung Bình, Giám đốc HTX, cho hay: “Do quy định của ngân hàng đòi hỏi HTX phải có tài sản chung thế chấp, nhưng HTX làm gì có đất chung nên không có sổ đỏ thế chấp. Mấy năm nay, HTX cần vài tỉ đồng để phát triển các dịch vụ nhân giống, kinh doanh các mặt hàng cây giống nông nghiệp nhưng không được chấp nhận nên không thể phát triển quy mô thêm được”.
Bên cạnh đó, hiện nay phần lớn các HTX NN vẫn còn lúng túng trong định hướng hoạt động, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa và thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với các thành viên dẫn đến hiệu quả hoạt động của các HTX NN còn yếu. Việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, các tổ chức của nông dân, doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đáng chú ý là đa số cán bộ chủ chốt HTX NN hiện nay trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế và ít được đào tạo; tư duy phát triển sản xuất, kinh doanh cũng chưa theo kịp với phát triển của cơ chế thị trường; thiếu tính nhạy bén, năng động trong tổ chức điều hành sản xuất, kinh doanh...
Những vấn đề trên phần nào làm gia tăng thêm khó khăn của các HTX NN trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Trần Văn Thắng thừa nhận: Phần lớn các HTX hiện đang rất khó khăn, yếu ớt, do đó rất nhiều chủ trương về phát triển nông nghiệp bền vững chưa thể thực hiện tốt. Nhưng làm thế nào để có nhiều HTX hoạt động hiệu quả và đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân hơn việc họ không vào HTX đó mới là điều đáng quan tâm. Vì vậy, thời gian qua, Liên minh HTX đã cử cán bộ phụ trách địa bàn đến hướng dẫn HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Từ đây, giúp nhiều HTX mở được dịch vụ tăng thêm doanh thu cho thành viên, HTX như phân bón, bơm tưới… Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh còn phối hợp các sở, ngành liên quan hỗ trợ các HTX tham gia hội chợ triển lãm, học tập kinh nghiệm để quảng bá sản phẩm. Tại đây, thông qua các kênh đã đến gặp gỡ doanh nghiệp để giúp HTX liên kết tìm đầu ra bao tiêu cho nông sản của HTX. Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ HTX chủ động ứng dụng những biện pháp canh tác khoa học tiên tiến để nâng cao năng suất, phẩm chất và chất lượng sản phẩm…
Bài, ảnh: TRÚC LINH