您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bongdanet.mobi】Địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia

Ngoại Hạng Anh316人已围观

简介VHO - Ngày 2.8, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đối v ...

VHO - Ngày 2.8,ĐịađiểmtrậnchiếnngàytạiBìnhBađónnhậnBằngxếphạngDitíchquốbongdanet.mobi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đối với Di tích lịch sử "Địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba, xã Bình Ba, huyện Châu Đức".

Địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia - ảnh 1
Trao Bằng công nhận xếp hạng Di tích quốc gia cho đại diện UBND huyện Châu Đức

Ngày 29.12.2023, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4248/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích quốc gia “Di tích lịch sử Địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

Phát biểu tại Lễ đón nhận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Công Vinh nhấn mạnh, đây là di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, khoa học, quân sự, ca ngợi sự dũng cảm hy sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của những người lính Bộ đội Cụ Hồ cùng với tình yêu thương đùm bọc của nhân dân các địa phương, nơi các anh đóng quân và chiến đấu...

Khu di tích lịch sử này là một chứng tích chiến tranh bi hùng gợi lên những mất mát hy sinh và công lao to lớn của lớp lớp cha anh; là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng anh hùng, nơi tham quan du lịch tâm linh cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, UBND huyện Châu Đức phối hợp với các ngành, cấp tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, chủ động xây dựng phương án bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo hướng gìn giữ, bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc cấu thành di tích; tăng cường truyền thông, quảng bá về các giá trị của di tích lịch sử để các thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia - ảnh 2
Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba

Di tích lịch sử Địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba là khu tưởng niệm các Liệt sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 33. Cách đây 55 năm, ngày 6.6.1969, trong trận đánh Bình Ba Xăng, 53 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 33 Quân giải phóng đã anh dũng hy sinh và bị địch chôn tập thể tại xã Bình Ba.

Hài cốt của các anh đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng nhân dân địa phương vẫn tiếp tục thờ cúng tưởng nhớ các anh. Khu di tích rộng 4.094m2, gồm tượng đài, bia ghi danh 49 chiến sĩ bị địch đào hố chôn tập thể, Nhà truyền thống trưng bày những hình ảnh các chiến sĩ trong quá trình tham gia chiến đấu với quân địch để bảo vệ Tổ quốc và những buổi họp mặt xúc động từ khi hòa bình lập lại đến nay của các chiến sĩ trên khắp mọi miền đất nước.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, với tấm lòng trân trọng, tri ân các liệt sĩ, nhân dân địa phương và đồng đội luôn tìm đến cúng viếng các liệt sĩ ngay tại địa điểm mà ngày nay đã trở thành Khu tưởng niệm Trung đoàn 33 anh hùng.

Năm 2012, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định công nhận Khu tưởng niệm Trung đoàn 33 là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Trung đoàn 33 được thành lập ngày 25.4.1965 tại tỉnh Quảng Bình. Tháng 5.1968, Trung đoàn hành quân vào chiến trường miền Nam mang phiên hiệu A57.

Địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia - ảnh 3
Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba là 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống cách mạng

Là đơn vị chủ lực thuộc Bộ Tư lệnh Miền Đông Nam Bộ, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 33 đã chiến đấu và hoạt động trên địa bàn 9 tỉnh, 3 quân khu.

Riêng tại chiến trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai đã có hơn 3.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại các mặt trận.

Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, Trung đoàn đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày nay, khu di tích là nơi tưởng niệm 3.050 anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 33 đã hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước.

Di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, khoa học quân sự; ca ngợi sự dũng cảm hy sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc; để lại bài học lịch sử quý giá cho chiến thuật, chiến lược quân sự tại chiến trường.

Tags:

相关文章