Theànhhảiquanxửlýhơnvụviphạmtrịgiáhànghóaviphạmướcđạtgầntỷđồthi đấu bóng đá đứco thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% (tương ứng tăng 533 triệu USD) so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 1,35 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD, giảm 2,4% (tương ứng giảm 821 triệu USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2024 đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 73,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% (tương ứng tăng 36,13 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 246,02 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 36,95 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng năm 2024 thặng dư 19,08 tỷ USD, thấp hơn 4,1% so với con số thặng dư 19,9 tỷ USD của cùng kỳ năm trước. Trị giá hàng hóa vi phạm trong 8 tháng đầu năm ước tính 21.629 tỷ đồng. (Ảnh minh họa) Về kết quả bắt giữ và xử lý vi phạm, Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 8/2024 (tính từ ngày 15/7-14/8/2024), toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.735 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 3.251 tỷ đồng; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 12 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 62,1 tỷ đồng. Luỹ kế 8 tháng năm 2024, ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 11.555 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 21.629 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số lượng vụ việc vi phạm pháp luật hải quan tương đương nhưng trị giá hàng vi phạm tăng gấp gần 5 lần. Cơ quan hải quan đã khởi tố 16 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 113 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 474,8 tỷ đồng. Năm 2024, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 375.000 tỷ đồng; thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu nhập khẩu là 204.000 tỷ đồng. Nhằm đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa giao nhiệm vụ cụ thể cho Tổng cục Hải quan đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình địa bàn; triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, rửa tiền của các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh. Trong đó, tập trung trọng tâm vào các mặt hàng trọng điểm là hàng cấm, ma túy, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện..., các mặt hàng có nguy cơ, rủi ro cao gian lận thương mại, gian lận xuất xứ như các sản phẩm kim loại thép, nhôm, đồng; gỗ và sản phẩm gỗ; cao su, pin mặt trời nhằm giảm thiểu rủi ro, tránh trừng phạt thương mại của các đối tác thương mại lớn đối với Việt Nam. Cùng với đó, tập trung rà soát các loại hình xuất, nhập khẩu như gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư, vận chuyển độc lập, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, quà biếu, quà tặng, phi mậu dịch và hàng hóa gửi kho ngoại quan... Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cho biết sẽ đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc xây dựng, triển khai mô hình hải quan số, hải quan thông minh, góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hỗ trợ thúc đẩy thương mại, góp phần đưa kinh tế cả nước đạt mục tiêu tăng trưởng. Mai Phương |