会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng tỷ lệ ăn tỉ số hôm nay】Nguồn lực tài chính lớn mạnh cùng đất nước!

【bảng tỷ lệ ăn tỉ số hôm nay】Nguồn lực tài chính lớn mạnh cùng đất nước

时间:2025-01-09 23:49:41 来源:Empire777 作者:World Cup 阅读:821次

nguon luc tai chinh lon manh cung dat nuoc

Những năm qua,ồnlựctàichínhlớnmạnhcùngđấtnướbảng tỷ lệ ăn tỉ số hôm nay ngành Tài chính đã cơ cấu lại nguồn thu, tăng thu cho đầu tư phát triển. Ảnh: S.T.

Hoàn thiện thể chế, "dọn đường" cho phát triển

Là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hàng năm số lượng văn bản pháp luật Bộ Tài chính phải xây dựng rất lớn. Bên cạnh phải thực hiện tốt việc động viên vào ngân sách với những cơ chế chính sách liên tục hoàn thiện, huy động hợp lý các nguồn lực, các chính sách thuế, hải quan cũng đã hướng tới cộng đồng người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với phương châm đó, nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực ngân sách, thuế, hải quan, giá, tài sản công, tài chính đất đai, bảo hiểm, chứng khoán… luôn được rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới.

Nhờ đó, thể chế tài chính thời gian qua đã đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó, đã tập trung hoàn thiện thể chế về quản lý thu, chi NSNN, quản lý ngân quỹ; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khu vực hành chính và sự nghiệp công; tăng cường quản lý giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại các loại hình thị trường tài chính, dịch vụ tài chính; đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN. Bên cạnh đó, toàn Ngành cũng tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Có thể kể đến hàng loạt dự án Luật được ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung đã đi vào cuộc sống hiệu quả, như: Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 chính thức có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh; Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế 71/2014/QH13; Luật Tài sản công...

Hiện nay, Bộ Tài chính đang chỉnh lý, bổ sung dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) để chuẩn bị trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Và mới đây, Bộ Tài chính đã hoàn thiện Báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế TNCN và thuế Tài nguyên. Nếu theo đúng lộ trình dự kiến trình Chính phủ và Quốc hội xem xét thông qua, các điều luật liên quan đến chính sách thuế nêu trên có thể được áp dụng từ năm 2019. Đây là lần đầu tiên Bộ Tài chính sửa một lúc 5 Luật thuế (trước đó 1 luật sửa 3 Luật thuế đã trình Quốc hội vào năm 2014), là hướng đột phá nhằm mục tiêu cơ cấu lại nguồn thu của NSNN, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Từng bước cơ cấu lại NSNN

Cơ cấu lại ngân sách, đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách để có nguồn cho chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi cho an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính. Hàng năm, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị trong Ngành chủ động, tích cực triển khai thực hiện các giải pháp; phấn đấu quyết liệt để đảm bảo hoàn thành vượt mức chỉ tiêu dự toán thu- chi ngân sách. So với giai đoạn 2006-2010, tổng thu NSNN giai đoạn 2011-2015 tăng gấp 1,9 lần; số thu thuế và phí tăng gấp 2 lần. Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân đạt khoảng 22-23% GDP (mục tiêu 23-24% GDP).

Việc tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội được triển khai tích cực, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Từ năm 2011 đến nay, huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt khoảng 31% GDP, gấp 1,8 lần giai đoạn 2006-2010. Việc phân bổ các nguồn lực được thực hiện có hiệu quả, tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi NSNN; góp phần thực hiện quá trình tái cơ cấu đầu tư công theo định hướng. Tổng chi NSNN giai đoạn 2011-2015 đạt mức bình quân 27,78% GDP. Cơ cấu chi chuyển dịch theo hướng tăng chi cho con người.

Dư nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia được đảm bảo trong phạm vi cho phép, thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, đảm bảo uy tín và các cam kết của Chính phủ. Đến cuối năm 2016, ước tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 63,7% GDP, nợ của Chính phủ ở mức 52,6% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 44,3% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 14,8% tổng thu NSNN.

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Chính phủ đã đề ra chương trình hành động. Trong đó, xác định rõ một trong những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện là cơ cấu lại thu, chi NSNN, tăng cường quản lý nợ công, bảo đảm an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia.

Trong Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã xác định: Phấn đấu tổng thu NSNN cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 6.864 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1,65 lần so với giai đoạn 2011-2015; bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN không thấp hơn 23,5%GDP, trong đó thuế, phí, lệ phí khoảng 21%GDP. Tổng chi giai đoạn này khoảng 8.025 nghìn tỷ đồng, trong đó, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 25-26% tổng chi NSNN; giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64%. Phấn đấu giảm mạnh bội chi để đến năm 2020 không quá 3,5%GDP, nhằm thực hiện cân đối NSNN tích cực, bảo đảm nợ công trong giới hạn cho phép.

Đây là những con số thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của Quốc hội, Chính phủ trong giai đoạn tới. Như vậy, nhiệm vụ trong thời gian tới của ngành Tài chính là vô cùng nặng nề. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, cần phải hoàn thiện chính sách thu theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới; đồng thời, từng bước cơ cấu lại NSNN, triệt để tiết kiệm; đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính, đảm bảo an toàn nợ công...

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính

Ở một góc độ khác, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, nếu kỷ luật tài chính không nghiêm, những mục tiêu ban đầu nêu ra sẽ khó bề thực hiện. Cân đối thu ngân sách những năm gần đây trở nên khó khăn hơn, khi tăng trưởng kinh tế không đạt như dự kiến. Chia sẻ với ngành Tài chính, tại một số phiên thảo luận của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm, trong trường hợp Bộ Tài chính hoàn thành dự toán thu, vẫn cần thiết phải siết lại chi tiêu, giảm chi thường xuyên và tăng cường kỷ luật tài chính để cân đối ngân sách. Có đại biểu thẳng thắn cho rằng: "Vì nước ta còn nghèo nhưng chi phí công còn lãng phí, phải coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu"; hay "nếu địa phương nào giảm thu, kiên quyết phải giảm chi". Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng từng chỉ đạo ngành Tài chính trong trường hợp các tỉnh không đạt chỉ tiêu thu trong năm nay, sang năm cần điều chỉnh giảm chỉ tiêu chi. Đây cũng là phương châm điều hành của Chính phủ để siết lại chi tiêu, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật ngân sách. Người đứng đầu ngành Tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đã nhiều lần khẳng định quan điểm: Ngành Tài chính tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, kiểm soát chặt chi ngân sách, hạn chế bội chi và nợ công tăng nhanh.

Nói phải đi đôi với làm. Từ việc làm gương trong tiết kiệm của người đứng đầu Chính phủ, ngành Tài chính cũng đã thực hiện thí điểm khoán xe công đối với một số chức danh. Thí điểm làm gương trong tiết kiệm chi tiêu ngân sách, Bộ Tài chính đã "nói được làm được". Các Thứ trưởng Bộ Tài chính và nhiều chức danh lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã không dùng xe công đi làm. Nhiều địa phương sau thí điểm của Bộ Tài chính đã làm theo chủ trương hợp lòng dân này. Dù chưa có thống kê cụ thể số tiền tiết kiệm được, song chắc chắn với tính toán kỹ lưỡng, triệt để tiết kiệm của Bộ Tài chính và một số địa phương, nếu được áp dụng trên toàn quốc, con số tiết kiệm sẽ không nhỏ.

Là cơ quan được ví như nắm giữ "tay hòm chìa khóa" của quốc gia, gương mẫu đi đầu thực hiện tiết kiệm chống lãng phí như Bộ Tài chính đã thực hiện thời gian qua sẽ có tác dụng lan tỏa. Ở bất cứ giai đoạn nào, việc siết chặt kỷ luật ngân sách luôn là giải pháp quan trọng, cần thiết để bảo đảm cân đối NSNN

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
  • KBNN đảm bảo thu
  • Tạo điều kiện để doanh nghiệp Osaka đầu tư
  • ASEAN đảm bảo ổn định và tự cường về tài chính
  • Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
  • Thuý Diễm, Hương Giang mang con lên sân khấu
  • Sắp xếp Chi cục Thuế, đảm bảo đoàn kết thống nhất nội bộ
  • Thuý Diễm, Hương Giang mang con lên sân khấu
推荐内容
  • Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
  • 3 nữ MC 'Ở nhà chủ nhật' sau 15 năm giờ ra sao?
  • Hà Nội thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp ven sông Tô Lịch từ ngày 1/2
  • Đường sắt tăng cường chạy thêm nhiều đoàn tàu sau Tết Nguyên đán
  • Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
  • Dự trữ đủ thuốc, thiết bị y tế cho khám, cấp cứu dịp Tết Giáp Thìn 2024