【nhận định sông lam nghệ an】Tuổi 16 với những bước vươn xa của HOSE
>> HOSE - Những dấu mốc trên chặng đường 16 năm
“Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) ngày hôm nay đã phát triển rất xa so với HOSE của những ngày đầu thành lập, theo đúng định hướng của Đảng và Chính phủ, khẳng định một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế” - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HOSE Trần Đắc Sinh cho biết khi trao đổi với phóng viên TBTCVN nhân dịp kỷ niệm 16 năm Ngày tổ chức phiên giao dịch đầu tiên (28/7/2000 - 28/7/2016) trên thị trường chứng khoán (TTCK).
PV: Tháng 7 là tháng kỷ niệm sinh nhật 16 năm của HOSE. Là người gắn bó với thị trường từ những ngày đầu, ông đánh giá thế nào về hình ảnh giữa HOSE hôm nay so với HOSE của những ngày mới thành lập?
|
- Ông Trần Đắc Sinh: Ai cũng có thể nhận thấy ngay sự khác biệt giữa HOSE hôm nay và HOSE của những ngày mới thành lập chính là cơ sở vật chất kỹ thuật.
Vào năm 2000, khi khai trương hoạt động và tổ chức phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (GDCK) TP. Hồ Chí Minh khi đó vẫn sử dụng tòa nhà 4 tầng cũ tại Số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa làm văn phòng làm việc và sàn giao dịch.
Nay tòa nhà 4 tầng cũ đã được xây dựng mới thành tòa nhà văn phòng làm việc hiện đại, diện tích hơn 26 ngàn m2, có khả năng cung cấp chỗ làm việc cho hơn 800 nhân viên.
Bên cạnh đó, Trung tâm dự phòng cũng đang chuẩn bị đi vào sử dụng với diện tích xây dựng 16 ngàn m2, đáp ứng tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu TIER III.
Cùng với sự thay đổi diện mạo đó là sự phát triển của thị trường cả về chất và lượng. Từ 2 cổ phiếu niêm yết, 5 công ty chứng khoán thành viên, 1 phiên giao dịch/ngày với 3 ngày giao dịch/tuần, HOSE đang có hơn 300 công ty niêm yết lớn, hơn 70 công ty chứng khoán thành viên và khớp lệnh liên tục kết hợp khớp lệnh định kỳ được triển khai từ 9 giờ đến 15 giờ hàng ngày. Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng và giá trị giao dịch hàng ngày trên 2 ngàn tỷ đồng.
Chúng tôi cũng đang chú trọng đến các vấn đề về nâng cao chất lượng hàng hóa, quản trị công ty, phát triển bền vững. Từ các hàng hóa cơ bản là cổ phiếu, trái phiếu, HOSE đang triển khai chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền Covered Warrant, các bộ chỉ số theo quy mô, theo ngành.... Còn giao dịch trong ngày, hay nới room là những vấn đề đang được thảo luận trong năm 2016 này.
Một điểm đổi khác nữa là, các doanh nghiệp ngày trước phải vận động mãi mới lên niêm yết, thì nay đã nhận thức được những lợi ích của việc niêm yết trên thị trường. Các công ty chứng khoán thành viên từ vốn điều lệ ban đầu vài chục tỷ đồng, nay đã vươn lên thành các công ty hoạt động chuyên nghiệp, đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ, triển khai nhiều tiện ích và dịch vụ mới phục vụ doanh nghiệp và nhà đầu tư.
PV: Ngày 28/7 là ngày HOSE tổ chức phiên giao dịch đầu tiên. Ông có thể chia sẻ ấn tượng về ngày đầu tiên ấy?
- Ông Trần Đắc Sinh: Ngày tổ chức phiên giao dịch đầu tiên (28/7/2000) là thành quả của một quá trình chuẩn bị tuy gấp rút, nhưng rất chu đáo về mặt hệ thống, quy trình nghiệp vụ, nhân sự và cả về hàng hóa trên thị trường. Hệ thống giao dịch lúc đó được hỗ trợ từ Sở GDCK Thái Lan.
Mặc dù trước đó đã trải qua quá trình chạy thử nghiệm với các công ty chứng khoán, nhưng đến khi chạy chính thức, những người trong cuộc vẫn rất hồi hộp và lo lắng. Tất cả các quy trình nghiệp vụ, từ nhận lệnh tại công ty chứng khoán, chuyển lệnh vào sàn qua điện thoại hay fax; sau đó, đại diện giao dịch tại sàn nhập lệnh vào hệ thống giao dịch đều đã được thử đi thử lại nhiều lần, nhưng khi xử lý những lệnh giao dịch chính thức đầu tiên, chúng tôi “có những cảm xúc không thể nói thành lời”.
Hai hàng hóa đầu tiên: REE, SAM; các công ty chứng khoán thành viên đầu tiên: Sài Gòn, Bảo Việt, Đệ Nhất, Thăng Long, BSC, ACBS, đó là những “vốn liếng ban đầu” của TTCK giao dịch tập trung của Việt Nam vào ngày 28/7 ấy.
Chỉ một tiếng đồng hồ nhận lệnh và khớp lệnh định kỳ một lần vào cuối phiên, nhưng có lẽ cũng là một tiếng đồng hồ dài nhất trong cuộc đời những người tham gia TTCK lúc đó. Kết thúc phiên giao dịch, 4.200 cổ phiếu, 70,4 triệu đồng giá trị giao dịch được khớp lệnh qua sàn. Chỉ số tổng hợp VN-Index chính thức khởi động ở mức 100 điểm.
Những tiếng vỗ tay chúc mừng, những tiếng thở phào nhẹ nhõm, những ánh mắt hân hoan.... Trên hết, những gì đọng lại lâu nhất về phiên giao dịch đầu tiên này có lẽ chính là sự đoàn kết và nỗ lực tập thể của không chỉ các cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức thị trường mà còn của các thành viên thị trường, với quyết tâm Việt Nam sớm có một thị trường tài chính bậc cao để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, mở ra nguồn vốn mới cho doanh nghiệp niêm yết, những loại hình hoạt động mới cho các thành viên thị trường và cơ hội mới cho các nhà đầu tư.
PV: Theo ông, đâu là thành công lớn nhất mà HOSE đạt được trong thời gian qua?
- Ông Trần Đắc Sinh:Đối với tôi, thành công lớn nhất của HOSE chính là tạo ra được một thế hệ nhân viên tận tâm với công việc, làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo. Bởi con người là trung tâm của sự phát triển. Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, hướng đến doanh nghiệp, các nhân viên của HOSE tận tình hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan đến quy trình thủ tục cho các doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán.
Chính vì vậy, đánh giá của các doanh nghiệp về hoạt động của HOSE luôn ở mức độ hài lòng. Bên cạnh đó, các cán bộ nhân viên HOSE luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các thị trường phát triển để đưa vào áp dụng các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật mới, đưa thị trường phát triển lên các tầm cao mới. Chính nhờ đội ngũ cán bộ này mà HOSE luôn tiên phong trên thị trường trong các công tác phát triển sản phẩm mới.
PV: TTCK Việt Nam đã có bước đi dài với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong một giai đoạn mới hơn, với vai trò của mình, HOSE sẽ làm gì để tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường, thưa ông?
- Ông Trần Đắc Sinh: Với vai trò đơn vị tổ chức TTCK cơ sở lớn nhất cả nước về cổ phiếu, tôi nghĩ, vai trò của HOSE trong giai đoạn mới vẫn là tiếp tục phát triển thị trường này cả về chất và lượng. Chúng tôi sẽ tập trung vào các vấn đề như chất lượng hàng hóa niêm yết và độ sâu của thị trường. Quản trị công ty, phát triển bền vững là những nội dung mà chúng tôi muốn xây dựng để trở thành những chuẩn mực chung cho các doanh nghiệp niêm yết, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập.
Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ phát triển thêm nhiều hàng hóa mới cho thị trường, như các sản phẩm cấu trúc và sản phẩm quỹ đầu tư, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều công cụ để đầu tư và phòng vệ rủi ro, qua đó gia tăng thanh khoản và độ sâu của thị trường.
Bên cạnh đó, kế hoạch nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi cũng đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai và HOSE cũng tham gia tích cực vào kế hoạch đó, từ việc gia tăng thanh khoản và quy mô thị trường để đáp ứng các tiêu chí định lượng, đến việc nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, trên cơ sở thống nhất thị trường cổ phiếu, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn cục và kết nối hơn về từng giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp để từ đó xây dựng các cơ chế, thị trường chuyên biệt, nhưng có tính liên thông hỗ trợ cho quá trình huy động vốn của doanh nghiệp, từ doanh nghiệp khởi nghiệp đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, và sau đó phát triển các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Trong giai đoạn mới, TTCK sẽ không chỉ đóng vai trò một kênh huy động vốn mà phải là một kênh huy động vốn “hiệu quả và quan trọng” cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
PV: Một vấn đề khác cũng được khá nhiều người quan tâm là TTCK với hội nhập quốc tế, vậy HOSE đã và sẽ có giải pháp gì để tăng cường liên kết, kết nối giữa các Sở GDCK trên thế giới?
- Ông Trần Đắc Sinh:TTCK Việt Nam đã có một quá trình hội nhập với TTCK quốc tế. Chúng tôi tham dự diễn đàn Tổng Giám đốc các Sở GDCK ASEAN từ những năm 2007; trở thành thành viên của Hiệp hội các Sở GDCK châu Á và châu Đại Dương từ năm 2008; thành viên chính thức của Liên đoàn các Sở GDCK Thế giới vào năm 2013. HOSE cũng tham gia tích cực vào diễn đàn dành cho các Sở GDCK khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Các diễn đàn, hiệp hội này là cơ sở để các Sở GDCK nói chung và HOSE nói riêng có thể trao đổi về những vấn đề mới trên thị trường, chia sẻ kinh nghiệm, thiết lập các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương.
Ngoài ra, HOSE cũng có mối quan hệ hợp tác với 17 TTCK trên thế giới. Qua những kinh nghiệm học hỏi từ các thị trường phát triển, HOSE đã phát triển và triển khai được nhiều sản phẩm mới trên thị trường.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ rà soát các Biên bản hợp tác đã ký kết để có những chương trình hành động thiết thực hơn, tận dụng các kinh nghiệm và lợi thế của các Sở GDCK phát triển để hỗ trợ cho sự phát triển của TTCK Việt Nam.
PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Khởi tố 2 bị can vì hủy hoại rừng tự nhiên ở Bắc Giang
- ·Tạm giữ 2 thanh niên sản xuất, mua bán pháo qua mạng xã hội
- ·Biển mây thơ mộng trên đèo Tằng Quái, Điện Biên
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Dự án về bảo vệ, thân thiện môi trường được vay vốn ưu đãi
- ·Vinatex lại lỗi hẹn tổ chức ĐHCĐ
- ·Bắt khẩn cấp hiệu trưởng mầm non ở Bắc Giang
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Bắt đối tượng đưa nhóm người sang Dubai làm 'nghề bất chính'
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Truy tìm cô gái bị tố lừa bán vé xem show của ca sĩ Taylor Swift
- ·Lãnh đạo TP.HCM đối thoại với các doanh nghiệp FDI
- ·Tổ chức cầu truyền hình đặc biệt dịp 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·HDBank cho vay lại gần 3.000 tỷ đồng vốn ODA
- ·Vụ án Cục Đăng kiểm Việt Nam: Các bị cáo đã khắc phục được gần 10 tỷ đồng
- ·Đối thoại về chính sách thuế và hải quan chuyên đề nông nghiệp
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Bắt giam tài xế xe bồn cán chết 2 mẹ con ở Đắk Lắk