BP - Iraq và Kuwait là hai nước Ả-rập,ếntranhvugravengvịcoi bong da truc tuyen bên vùng vịnh Pec-xích (vịnh Ba Tư), thuộc phía tây nam châu Á. Kuwait tuy có diện tích nhỏ nhưng trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 5 thế giới. Còn Iraq đất rộng và trữ lượng dầu mỏ chiếm hàng thứ 2. Khi Saddam Hussein lên lãnh đạo Iraq đã có ý định thôn tính Kuwait. Hai nước đã nhiều lần đàm phán về lãnh thổ, dầu mỏ nhưng chưa ai chịu ai. Trong đêm 1-8-1990, đại diện hai quốc gia đang tranh cãi về khai thác dầu trên bàn đàm phán thì Tổng thống Iraq đã cho 10 vạn quân, 350 xe tăng hạng nặng cùng hàng trăm máy bay chiến đấu tấn công Kuwait. Đến trưa 2-8-1990, thủ đô Kuwait thất thủ, toàn bộ hoàng gia và lãnh đạo đất nước Kuwait chạy sang Ả-rập Xê-út lánh nạn.
Thông tin Iraq xâm lược Kuwait làm chấn động thế giới. Ngay lập tức Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành động “Lá chắn sa mạc”; huy động các nước đồng minh như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Ai Cập, Sycia... triển khai lực lượng đa quốc gia trên 30 vạn người cùng 1.200 máy bay, 1.000 xe tăng tiến về vùng vịnh Pec-xích. Các tổ chức quốc tế về hòa bình, nhân đạo, phi chính phủ... đã sử dụng nhiều biện pháp ngoại giao nhằm tháo ngòi nổ chiến tranh nhưng không đạt kết quả. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ra nghị quyết về thời hạn cuối cùng để Iraq rút quân khỏi Kuwait là ngày 15-1-1991 nhưng đã bị Saddam Hussein từ chối. Sau đó, Saddam Hussein tuyên bố sáp nhập Kuwait thành một tỉnh của Iraq.
Đêm 17-1-1991, Tổng thống Mỹ ra lệnh thực hiện chiến dịch “Bão táp sa mạc”. Ngay tức thì, hàng ngàn lượt máy bay xuất kích phủ kín bầu trời Iraq, hệ thống ra-đa bị đối phương vô hiệu, phòng không của Iraq hoàn toàn bị tê liệt. Cùng lúc đó, hàng ngàn quả tên lửa hành trình Tomahawk được các tàu sân bay neo đậu trong vùng vịnh bắn vào đất nước Iraq. Trong ngày chiến đấu thứ nhất, liên quân đã tiến hành ba đợt không kích kéo dài trong 14 giờ với 1.300 lượt máy bay cất cánh dội 18.000 tấn bom xuống Iraq. Đến ngày thứ hai trở đi, lực lượng đa quốc gia đã tổ chức 2.000 lượt máy bay ném bom/ngày vào Iraq. Về phía Iraq tuy đã có sự chuẩn bị sẵn cho cuộc chiến nhưng với trang bị vũ khí non kém hơn nên không gây ra thiệt hại nào cho lực lượng đa quốc gia. Các tên lửa của Iraq bắn trả lại quân đồng minh đều bị đánh chặn ngay trên không trước khi phát hiện ra mục tiêu. Lực lượng quân sự Iraq bị thiệt hại nặng nề trước mật độ dày đặc của các cuộc oanh tạc của quân đồng minh. Lãnh đạo bộ máy chiến tranh của Iraq rệu rã vì những thất bại về quân sự, tinh thần binh lính hoảng loạn vì sự tàn khốc của chiến tranh. Trước tình thế có thể bị tiêu diệt hoàn toàn nên ngày 28-2-1991, Tổng thống Iraq, Saddam Hussein tuyên bố rút quân khỏi Kuwait. Chiến tranh vùng Vịnh Pec-xích kết thúc với phần thắng thuộc về Mỹ và phe đồng minh.
Giới nghiên cứu lịch sử thế giới đánh giá cuộc chiến tranh này tuy ngắn nhưng rất tàn khốc với gần 200 ngàn người chết. Có khoảng 30% số lính của lực lượng đa quốc gia bị hội chứng vùng vịnh sau chiến tranh với các biểu hiện khác thường về tâm sinh lý.
T.Phong
(Nguồn: 102 sự kiện tiêu biểu thế giới)