【newcastle jets vs】Hàng triệu sinh mạng phụ thuộc vào cách kết thúc dịch Covid
Theàngtriệusinhmạngphụthuộcvàocáchkếtthúcdịnewcastle jets vso The Economist, mọi dịch bệnh rồi sẽ đi đến hồi kết, và Covid-19 cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, dịch bệnh này sẽ không bị xóa sổ hoàn toàn, mà chỉ dần chuyển hóa thành bệnh đặc hữu.
Trong trạng thái này, virus corona vẫn có thể lưu hành và đột biến từ năm này qua năm khác, gây đe dọa đối với người già và người dễ đau yếu. Tuy nhiên, rất khó để nó có khả năng gây tử vong với quy mô khủng khiếp như trong 20 tháng qua. Covid-19 khi đó sẽ chỉ là một kẻ thù quen thuộc và có thể kiểm soát được, giống như bệnh cúm mùa.
Dù vậy, không một ai có thể biết rõ thế giới sẽ có bao nhiêu người được hưởng sự bảo vệ như trên. Những suy đoán sơ bộ cho thấy chỉ khoảng 3,8 tỷ người trên toàn cầu đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19. Tạp chí The Economist ước tính trong thời điểm dịch bệnh, số người tử vong bởi virus corona đã dao động trong khoảng từ 10 đến 19 triệu.
Dựa theo các giả định về tỷ lệ ca nhiễm và tử vong, tạp chí này còn cho rằng có tới 1,4 đến 3,6 tỷ người đã bị nhiễm Covid-19, gấp từ 6 đến 15 lần so với các số liệu được công bố chính thức. Thậm chí, trong số các ca nhiễm mới có cả những người đã được tiêm phòng.
Ảnh: Adobe |
Những thách thức phía trước
Dù sự xuất hiện của những quần thể người có khả năng miễn dịch làm cho Covid-19 trở nên ít nguy hiểm hơn, song để dịch bệnh sớm kết thúc, thế giới còn phải vượt qua một số thách thức phía trước.
Thách thức đầu tiên là làn sóng lây nhiễm vào mùa đông ở bắc bán cầu. Mầm bệnh thường sinh sôi và phát triển mạnh khi mọi người dành thời gian ở trong nhà. Một khi số ca nhiễm khiến những bệnh viện quá tải, các chính phủ sẽ buộc phải can thiệp thêm lần nữa.
Lúc này, các biện pháp điều trị sẽ tạo nên một lớp phòng thủ vững chắc, Trong số này, các loại thuốc kháng virus mới đầy hứa hẹn, như Molnupiravir, sẽ giúp giảm một nửa tỷ lệ nhiễm Covid-19 mức độ nghiêm trọng nếu được sử dụng sớm, dù dược phẩm này vẫn còn phải chờ được phê duyệt.
Một biện pháp khác là đeo khẩu trang, bảo vệ các viện dưỡng lão và đóng cửa các điểm dễ trở thành ổ dịch, như các quầy bar và vũ trường. Câu hỏi được đặt ra là liệu các chính phủ có thể hành động một cách kịp thời và phù hợp hay không.
Thách thức thứ hai là tính đột biến của virus. Việc lấy mẫu gen của các bệnh truyền nhiễm đóng vai trò như một lời cảnh báo sớm nếu biến thể Delta xuất hiện. Tuy nhiên, những khu vực nghèo hơn, ít có điều kiện được tiêm chủng hơn trên thế giới sẽ khó có thể làm được điều này.
Một biến thể mới xuất hiện sẽ đòi hỏi việc điều chế lại vắc xin. Điều này đồng nghĩa với việc các liều vắc xin mới sẽ cần phải được sản xuất và phê duyệt lại, dẫn đến việc các liều vắc xin cũ được dự trữ từ trước có nguy cơ bị vứt bỏ. Nó có thể tái diễn cuộc chiến về nguồn cung vắc xin, vốn đã nổ ra từ đầu năm nay.
Thách thức lớn nhất là làm thế nào để bảo vệ càng nhiều người không có khả năng miễn dịch khỏi nguy cơ lây nhiễm càng tốt. Một số quốc gia như Trung Quốc đã chọn giải pháp áp đặt các biện pháp cách ly và phong tỏa ngặt nghèo, nhưng nhiều nước khác đã dần học cách “chung sống” với virus corona.
Và thách thức cuối cùng là làm thể nào để có thêm nhiều người hình thành kháng thể thông qua nhiễm bệnh hoặc tiêm chủng. Vì tiêm vắc xin được cho là an toàn hơn nhiều, nên các chính phủ phải có trách nhiệm phân phối càng nhiều vắc xin Covid-19 đến tay người dân càng tốt.
Rào cản trong tiêm chủng
Theo công ty dữ liệu Airfinity, 11,3 tỷ liều vắc xin Covid-19 nên được sản xuất trước cuối năm nay, và đến tháng 6/2022, con số này cần phải lên tới 25 tỷ liều. Đạt được điều này thì nguồn cung vắc xin trên toàn cầu sẽ sớm không còn là vấn đề, nhưng tiến trình này diễn ra trong bao lâu thì còn phụ thuộc vào nhu cầu về liều vắc xin bổ sung của từng nước.
Với tình trạng dư thừa vắc xin đang diễn ra, các nhà xuất khẩu nên chuyển hướng buôn bán các liều vắc xin. Nhưng thay vào đó, nhiều trong số họ vẫn giữ lại nguồn cung cho riêng mình để tiêm bổ sung cho cho trẻ em, những đối tượng hiếm khi tử vong bởi Covid-19.
Rào cản cuối cùng đối với tiêm chủng sẽ là thái độ lưỡng lự và năng lực y tế của từng khu vực. Tổ chức Y tế Thế giới từng đặt mục tiêu 40% người dân ở mọi quốc gia sẽ được tiêm chủng đầy đủ vào cuối năm nay. Trong khi đó, một hội nghị thượng đỉnh về vắc xin toàn cầu còn đặt mục tiêu 70% dân số thể giới được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 vào tháng 9/2022.
Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau có nhu cầu về vắc xin khác nhau, tùy theo nhân khẩu, khả năng sử dụng vắc xin và mức độ đe dọa của Covid-19 so với các bệnh khác như sốt rét và sởi. Do vậy, mục tiêu tiêm chủng hàng loạt có nguy cơ làm đổ vỡ các ưu tiên hợp lý hơn của nhiều nước.
Theo The Economist, việc các chính phủ có vượt qua những thách thức kể trên hay không chính là bài test cuối cùng đối với năng lực phòng chống dịch Covid-19 của họ. Dù vậy, kể cả khi virus corona đã bị các nước giàu gạt lại phía sau, thì chúng vẫn là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với các nước nghèo, giống như rất nhiều bệnh dịch khác trong quá khứ.
>>> Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất
Việt Anh
Triệt tận gốc đại dịch Covid-19, chiến lược bất khả thi
Trong gần hai năm, thế giới chia thành hai xu hướng: chung sống hoặc nhổ tận gốc Covid-19. Nhưng dần dần, đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận thấy nhổ tận gốc đại dịch là bất khả thi.
(责任编辑:World Cup)
- Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- Saigon Co.op giảm giá 5.000 sản phẩm hàng hóa phục vụ tết
- Doanh nghiệp năm 2018: Lạc quan trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
- Ứng dụng công nghệ, Maritime Bank sẽ rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng
- Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- Doanh nghiệp thủy sản "kêu cứu" Thủ tướng về vướng mắc liên quan đến môi trường
- Bị hack, sàn tiền số mất 196 triệu USD
- Bưu chính đang trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Thành phố thông minh
- Phát triển đô thị thông minh phải được bắt đầu từ khâu quy hoạch
- Doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngay từ ngày đầu năm
- Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- SHB phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên tới 8,8%/năm
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- UberEXCHANGE: Logivan giành được chiếc vé đến Thung lũng Silicon
- Các sàn coin phi tập trung mất hơn 10 tỷ USD
- Thành phố Hưng Yên khai trương Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- THACO đặt mục tiêu gì trong năm 2018?