【keo anha】Làm rõ trách nhiệm tại dự án làm nghèo đất nước
Nhà máy DAP-1 Hải Phòng là một trong 12 dự ánthua lỗ của ngành Công thương,àmrõtráchnhiệmtạidựánlàmnghèođấtnướkeo anha đã cơ bản khắc phục các tồn tại, sản xuất - kinh doanh có lãi từ năm 2017 |
5 năm, 8.580 dự án chậm tiến độ
Tuần qua, cho ý kiến về kết quả giám sát bước đầu chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”, cả Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và một số vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng, thời gian tới, cần tập trung giám sát những dự án treo, những công trình phơi nắng, phơi mưa, qua đó làm rõ trách nhiệm, thu hồi tài sản cho đất nước.
Sự sốt ruột trên bắt đầu từ những con số đáng chú ý được nêu tại báo cáo gửi đến Đoàn giám sát. Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2016 -2020 (năm 2021 chưa có số liệu), có 8.580 dự án chậm tiến độ, trong đó nhóm A là 202 dự án, nhóm B là 2.239 dự án, nhóm C là 6.139 dự án. Giai đoạn này cũng đã phát hiện 346 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 149 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 2.900 dự án có thất thoát, lãng phí; 1.460 dự án phải ngừng thực hiện.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.
Đoàn giám sát của Quốc hội cũng chỉ ra rằng, với quản lý, sử dụng vốn nhà nước khác, tiến độ nhiều dự án chậm so với kế hoạch ban đầu, một số dự án chậm đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, cá biệt có dự án thực hiện trên 18 năm mà chưa hoàn thành.
Dẫn báo cáo của Bộ Tài chính, Đoàn giám sát nêu rõ, giai đoạn 2016 - 2021, số dự án sử dụng vốn nhà nước khác chậm tiến độ là 313.444 dự án. Các dự án hoàn thành nhưng không sử dụng được hoặc có vi phạm pháp luật, bị đình chỉ, hủy bỏ, theo số liệu của riêng năm 2020, đã là 78.285 dự án.
Đó là một phần bức tranh chung. Sự sốt ruột còn nằm ở những ví dụ cụ thể, khi mà đã nhiều năm qua, Quốc hội liên tục yêu cầu phải giải quyết dứt điểm, song đến nay, một số trong 12 đại dự án thua lỗ ngành công thương vẫn không có khả năng hoạt động.
Nhắc đến tình trạng này, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị cần quan tâm, tập trung giám sát những dự án treo, chậm tiến độ, gây lãng phí, là vấn đề nóng, dư luận quan tâm, là điểm nghẽn, nút thắt, bài toán khó chưa có lời giải đáp.
“Trong đó, đặc biệt chú ý giám sát sâu các dự án trọng điểm về giao thông, dầu khí, điện gió, nhiệt điện, sử dụng vốn ngân sách nhà nước mà không đảm bảo hiệu quả, làm rõ vì sao chậm tiến độ, thiếu vốn, khâu đền bù tái định cư chậm, hay nhà thầuthi công không đảm bảo năng lực”, ông Trần Thanh Mẫn lưu ý.
Ngoài ra, Phó chủ tịch Quốc hội còn cho rằng, cần làm rõ xem hiện nay cả nước còn bao nhiêu dự án dang dở do thiếu vốn, có tiếp tục được hay không. “Giờ đầu tư nhan nhản, người ta thấy cầu làm thì không có đường, mà đường làm thì không có cầu. Rồi đường đền bù tái định cư lam nham, không thi công được, lần này có khắc phục được hay không”, ông Mẫn đặt vấn đề.
Đồng tình cần chú trọng giám sát các dự án dang dở nằm phơi mưa phơi nắng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga lấy ví dụ, ngay ở Mê Linh (Hà Nội), cũng có một khu đô thị 10 năm, nhưng chỉ có một nhà, còn lại toàn cỏ mọc đầy.
“Chỉ đọc thôi đã nóng ruột rồi”
Nhấn đi nhấn lại là hậu quả rất lớn của lãng phí, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, vừa rồi báo chí nêu một loạt dự án làm nghèo đất nước mà “chỉ đọc đã thấy nóng ruột rồi”. Sau đó, ông lấy ví dụ một công trình thủy lợi ở Đắk Lắk tiêu tốn hơn 3.000 tỷ đồng, nhưng “làm xong bảy đời rồi không sử dụng được, trách nhiệm của ai, đấy là lãng phí nhiều hay ít”.
Ông nói thêm, nguyên nhân công trình này không sử dụng được là do phía hạ lưu toàn là đất rừng. “Tôi vào trong đó là đã yêu cầu trực tiếp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào rồi, nhưng đến bây giờ hầu như chưa có chuyển biến gì. Việc này Bộ Tài chính biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều biết”, Chủ tịch Quốc hội sốt ruột.
Nhận định các dự án lãng phí nhiều vô kể, trong báo cáo của Đoàn giám sát cũng nêu “hàng ngàn dự án treo”, ông Vương Đình Huệ cho rằng, quá trình giám sát tới đây cần xác định trách nhiệm tại các dự án này. “Yêu cầu rà soát lại tất cả, thu hồi hết là rung chuyển ngay lập tức, tạo ra nguồn lực vô cùng to lớn”, Chủ tịch Vương Đình Huệ lưu ý.
Mặt khác, Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu, qua giám sát, phải làm rõ, quy được trách nhiệm đối với một số vụ việc lớn, nghiêm trọng để cảnh báo và răn đe, còn nếu cứ nói chung chung là không có tác dụng gì.
“Bao nhiêu dự án treo, lý do làm sao, lần này có thu hồi được không? Nhiều địa phương rất muốn thu hồi, nhưng áp lực không thu hồi được. Lần này, Quốc hội ra nghị quyết yêu cầu thu hồi thì có tạo ra được chuyển biến không, nguồn lực ở đây chứ ở đâu. Chưa kể các dự án vướng mắc, sai phạm, đã xử lý cán bộ thì bây giờ tiếp tục xử lý vấn đề đó như thế nào cũng là một trong những giải pháp để tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chống thất thoát”, ông Vương Đình Huệ lưu ý.
Một vấn đề nữa cũng được Chủ tịch Quốc hội đặt ra là lần giám sát này phải làm rõ trách nhiệm ban hành văn bản không đúng thẩm quyền hoặc sai nội dung, sai định mức, sai chế độ mà kiểm toán và thanh tra đã chỉ ra “đầy rẫy”.
“Anh làm thất thoát một số tiền cụ thể nào đó thì bị khởi tố, bây giờ anh ban hành một văn bản để thất thoát cả đống thì trách nhiệm như thế nào. Trước đây, bao nhiêu văn bản sai pháp luật, trái pháp luật cứ làm như không, cứ kiến nghị thế thôi, nhưng trách nhiệm của ai không rõ, không biết, lần này khắc phục thế nào”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Theo chương trình, tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022), kết quả giám chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” sẽ được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội.
Theo Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh, giai đoạn 2016-2021, ngành thanh tra đã triển khai 43.276 cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và những nội dung có liên quan đến tiết kiệm, chống lãng phí. Qua thanh tra và kiểm tra 64.671 đơn vị, phát hiện vi phạm về kinh tế là 148.540 tỷ đồng và 143.777 ha đất.
Ông Minh nhận xét, đây là con số rất lớn và cho rằng, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn có những bất cập, chưa đồng bộ, thiếu chế tài xử lý nghiêm minh.
相关文章
90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
Dân số Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người nhưng lại có đến hơn 128 triệu thuê bao di động. Trong đó2025-01-25Dấu ấn khác biệt của tân Tổng thống Mỹ Biden trong 30 ngày đầu tại nhiệm
Dấu ấn khác biệt so với người tiền nhiệmKhi ông Biden lần đầu tiên bước vào phòng Bầu Dục với tư các2025-01-25Cải tạo chung cư cũ: Bài toán khó chưa có lời giải
Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương cải tạo chung cư cũ, đến nay Hà Nội mới hoàn thành tái thiết 14/2025-01-25- Biden cam kết đánh bại Trump, mở ra chương mới trong lịch sử nước MỹLý giải nguyên nhân khiến nước M2025-01-25
'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
Ngày 14/9, tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại2025-01-25Căn nhà xếp khối lạ mắt ở Sài Gòn
Căn nhà trên diện tích 233m2 nổi bật nhờ thiết kế lạ mắt với nhiều cây xanh, là nơi ở của một gia đì2025-01-25
最新评论