当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ket qua vdqg ha lan】Sắc màu dân tộc Thái, Thổ trong dòng chảy văn hóa Như Xuân

VHO - Như Xuân là huyện miền núi Thanh Hóa,ắcmàudântộcTháiThổtrongdòngchảyvănhóaNhưXuâket qua vdqg ha lan vùng đất với cảnh sắc hữu tình, đậm đà bản sắc văn hóa. Đồng bào dân tộc Thái, Thổ nơi đây vẫn duy trì và thực hành những phong tục, tập quán độc đáo qua bao thế hệ…

Sắc màu dân tộc Thái, Thổ trong dòng chảy văn hóa Như Xuân - ảnh 1
Sắc màu văn hóa Thái, Thổ trong dòng chảy văn hóa ở Như Xuân

 Chính quyền địa phương đang nỗ lực biến các đặc trưng văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

Lễ hội đậm đà bản sắc người Thổ

Từng có dịp đến với lễ hội của bà con dân tộc Thái và Thổ ở Như Xuân vào những ngày đầu xuân, tôi vô cùng ấn tượng trước không gian văn hóa độc đáo nơi đây. Một bức tranh thiên nhiên đậm đặc sắc màu bản địa hiện lên giữa tiết trời trong mát của vùng cao, càng làm nổi bật những giá trị truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Những âm thanh từ khèn bè, trống, chiêng và những điệu dân vũ uyển chuyển đã đưa tôi vào hành trình khám phá tinh hoa văn hóa, nơi mỗi phong tục, mỗi nét đẹp đều ẩn chứa câu chuyện lịch sử và niềm tự hào của đồng bào.

Một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Như Xuân là lễ hội Đình Thi của người Thổ, được tổ chức 5 năm một lần tại thị trấn Yên Cát để tưởng nhớ danh tướng Lê Phúc Thành, người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lễ hội không chỉ có ý nghĩa về mặt tín ngưỡng, mà còn là dịp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào. Những năm gần đây, Như Xuân đã nỗ lực phục dựng lại lễ hội để không chỉ bảo tồn các giá trị truyền thống mà còn quảng bá rộng rãi đến du khách gần xa. Lễ hội Đình Thi hiện đang được lập hồ sơ để trình Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Chị Nguyễn Linh Ngọc, một người con dân tộc Thổ chia sẻ: “Đình Thi là niềm tự hào của người Thổ, bởi qua lễ hội này, chúng tôi được hiểu biết thêm về cội nguồn, tín ngưỡng dân tộc và còn có cơ hội giới thiệu các sản vật địa phương đến du khách. Đó là một cách để quảng bá văn hóa Thổ một cách hiệu quả, cũng là cơ hội để thu hút du lịch huyện nhà”.

Trong suốt lễ hội, hàng nghìn du khách thập phương đổ về Như Xuân, cùng hòa mình vào các nghi thức, trò chơi dân gian như múa cồng chiêng, khắp, hát chậm đò ho, biểu diễn văn nghệ quần chúng, trải nghiệm các món ẩm thực độc đáo do chính bà con tự tay làm ra từ những sản vật của núi rừng…

Sắc màu dân tộc Thái, Thổ trong dòng chảy văn hóa Như Xuân - ảnh 2

Linh thiêng khặp Thái và tiềm năng du lịch cộng đồng

Bên cạnh lễ hội Đình Thi, lễ hội Dâng trâu tế trời tại đền Chín Gian, xã Thanh Quân cũng là một trong những điểm nhấn đặc sắc tôn vinh văn hóa của người Thái. Sau 75 năm gián đoạn, lễ hội đã được phục dựng vào năm 2023 theo nguyện vọng của cộng đồng các dân tộc huyện Như Xuân và nhanh chóng trở thành sự kiện văn hóa thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia.

Lễ hội Dâng trâu tế trời không chỉ đơn thuần là nghi lễ tín ngưỡng mà còn là nơi để người Thái thể hiện lòng tri ân với Thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Những nghi thức như tắm trâu, hiến trâu và cúng thần được thực hiện một cách trang nghiêm, giữ nguyên vẹn bản sắc cổ truyền. Sau phần lễ trang trọng là phần hội sôi động với những trò chơi dân gian như nhảy sạp, múa cây bông hoa, đánh cồng chiêng, hát khặp giao duyên...

Ngoài những lễ hội đặc sắc, cảnh sắc và phong tục nơi bản làng của đồng bào cũng được chính quyền địa phương phát huy gắn với phát triển du lịch. Điển hình là thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong - nơi đồng bào dân tộc Thái sinh sống với những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, dòng suối thơ mộng kéo dài từ thác nước 9 tầng chảy ra sông Chàng; đặc biệt là gần 100 ngôi nhà sàn ẩn hiện giữa đại ngàn, trong đó có khoảng 20 ngôi nhà sàn Thái cổ còn được giữ nguyên nét đặc trưng kiến trúc. Điểm đặc biệt là các bà, các chị vẫn thường xuyên mặc trang phục dân tộc trong cuộc sống hằng ngày và duy trì nghề dệt vải truyền thống. Những sắc màu thổ cẩm rực rỡ, những giai điệu khặp Thái da diết tạo nên một không gian vừa linh thiêng, vừa đậm đà bản sắc văn hóa.

Nhận thấy tiềm năng lớn từ văn hóa và cảnh quan tự nhiên nơi đây, UBND huyện Như Xuân đã xây dựng đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong giai đoạn 2024-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, mục tiêu là phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa; đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của địa phương.

Các sản phẩm du lịch mà đề án hướng tới gồm: Tham quan ngôi làng nhà sàn; trải nghiệm đời sống sinh hoạt của đồng bào Thái; trải nghiệm hoạt động dệt vải, đan lát và thưởng thức những món ăn đặc trưng vùng cao... UBND huyện cũng phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu hút được 2.000 lượt khách đến với Tân Hùng, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và nguồn thu nhập bền vững cho bà con.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân chia sẻ: “Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa, nghiên cứu và phục dựng nhiều lễ hội truyền thống; phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới, kết hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để hoàn thiện hệ thống dịch vụ và hạ tầng”.

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương và cả cộng đồng, việc bảo tồn văn hóa đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Như Xuân. Các lễ hội truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, tín ngưỡng mà còn là “cánh cửa” mở ra một không gian du lịch đầy tiềm năng, góp phần nâng cao đời sống của bà con dân tộc thiểu số; là cơ hội để du khách trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào và làm phong phú thêm hành trình khám phá vùng cao trên bản đồ du lịch Việt Nam. 

分享到: