游客发表
发帖时间:2025-01-12 12:13:59
Những tháng đầu năm,ịchbệnhtruyềnnhiễmgiatăngởthnhphốVịThanhNguynnhndođstrasbourg vs psg sốt xuất huyết và tay-chân-miệng tại thành phố Vị Thanh có số mắc cao nhất so với các huyện, thị xã, thành phố khác của tỉnh. Nếu không chủ động khâu dự phòng, dự báo tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến khó lường trong thời gian tới.
Người dân nên quan tâm dọn dẹp vệ sinh nhà ở và khu vực xung quanh nhà, lật úp các dụng cụ bỏ đi, vỏ dừa để không có lăng quăng trú ngụ.
Sốt xuất huyết, tay - chân - miệng đều tăng cao
Tính đến ngày 24-7, trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã ghi nhận 104 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 86 ca so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình bệnh tay-chân-miệng cũng ghi nhận số mắc cao nhất tỉnh với 107 ca, tăng 52 ca so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, địa bàn ghi nhận nhiều ca mắc nhất là phường IV.
Ông Chu Biên Cương, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, Trạm Y tế phường IV, cho biết: “Tình hình dịch bệnh ghi nhận nhiều ca mắc ở phường, đã ghi nhận 37 ca bệnh sốt xuất huyết và 27 ca bệnh tay-chân-miệng, gia tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Đặc điểm dịch bệnh diễn biến rất khó lường, bệnh sốt xuất huyết gia tăng những tháng đầu năm, các tháng gần đây số mắc giảm đáng kể. Tháng 6, tháng 7, bệnh tay-chân-miệng lại gia tăng nhiều”.
Đặc điểm dịch bệnh ở phường IV cũng là tình hình chung của cả thành phố. Tình hình bệnh sốt xuất huyết ở thành phố đã giảm thời gian gần đây, từ tháng 1-4 ghi nhận 100 ca bệnh, tháng 5, 6, 7 chỉ ghi nhận 4 ca bệnh. Tuy nhiên, nếu lơ là, không quan tâm phòng bệnh, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng trở lại luôn thường trực. Trong khi đó, bệnh tay-chân-miệng có chiều hướng tăng những tháng gần đây, từ tháng 1-5 chỉ ghi nhận 18 ca bệnh, riêng tháng 6, 7 đã ghi nhận 89 ca.
Ghi nhận thực tế tại nhà dân ở khu vực 6, phường IV, cùng với Đoàn kiểm tra của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh mới đây, điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh nhà một số người dân vẫn còn chưa đảm bảo phòng dịch và người dân có tâm lý chưa quan tâm phòng bệnh. Tại nhà ông N.V.C., cán bộ y tế chỉ cho ông những vật dụng xung quanh nhà đọng nước, có rất nhiều lăng quăng. Ông N.V.C. bảo vật dụng đó không còn sử dụng nên bỏ, gần đây mưa nhiều có lăng quăng”.
Ngoài gia đình ông N.V.C., ghi nhận tại các gia đình khác cũng có những vật dụng chứa nước để dành rửa tay, rửa chân hứng nước mưa nhưng không có nắp đậy. Theo nhân viên y tế, đây là điều kiện thuận lợi để muỗi đẻ trứng, lăng quăng sinh sôi nảy nở tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh sốt xuất huyết.
Lo ngại nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Qua kiểm tra lăng quăng ở địa bàn thành phố Vị Thanh đối với 5 xã, phường chỉ số BI là trên 30, riêng địa bàn xã Hỏa Lựu có chỉ số BI là 100, điều này gây lo ngại nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết ở địa bàn xã là rất cao. Ông Phan Quốc Tuấn, Phó khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chia sẻ: “Thành phố có chỉ số BI cao, có xã rất cao đến 100, cảnh báo nguy cơ xảy ra dịch sốt xuất huyết là rất cao. Đề nghị địa phương khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp phòng dịch, xử lý môi trường triệt để, cần thiết có thể phun thuốc phòng diện rộng ở xã Hỏa Lựu để chủ động phòng dịch”.
Người dân chưa quan tâm khâu phòng dịch một phần nguyên nhân do ý thức thực hành chưa cao. Một phần nguyên nhân được chỉ ra là do khâu truyền thông cộng đồng chưa thật sự mang lại hiệu quả. Ông Võ Phước Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa tốt, vì vậy công tác tuyên truyền chưa thật sự đem lại hiệu quả tích cực. Công tác truyền thông có vai trò rất quan trọng trong huy động người dân tham gia phòng, chống dịch, cần được quan tâm nhiều hơn. Người dân biết về dịch bệnh nhưng chưa quan tâm thực hành thường xuyên. Nếu người dân dành một thời gian nhất định để dọn dẹp vệ sinh phòng dịch tại nơi ở của mình sẽ tốt hơn rất nhiều. Chúng tôi không thể làm thay người dân thường xuyên được”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Chu Biên Cương, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, Trạm Y tế phường IV, cho biết thêm: “Người dân chưa quan tâm nhiều khâu phòng bệnh, chỉ khi có người mắc bệnh xong mới lo phòng bệnh. Một bộ phận người dân có tâm lý trông chờ các đoàn của địa phương đến thực hiện vệ sinh môi trường phòng dịch, chưa chủ động tự thực hiện phòng chống dịch thường xuyên. Người dân cần chú ý các dụng cụ có thể đọng nước ngoài trời, những vật dụng không sử dụng cần kiểm tra và úp xuống. Người dân bên cạnh lo sinh kế, cần dành thời gian để quan tâm thực hiện công tác phòng, chống dịch bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng”.
Nhiều giải pháp kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn thành phố Vị Thanh cũng được đề xuất. Ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhấn mạnh: “Chỉ số BI trên đã 30 là nguy cơ cao, xã Hỏa Lựu cần tăng cường ngay công tác tuyên truyền vận động người dân phòng, chống dịch và có thể đề xuất phun thuốc diện rộng phòng dịch. Ngành y tế thành phố cần bám sát, xin ý kiến UBND thành phố, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người thành phố để thực hiện chiến dịch đột xuất. Chiến dịch có sự tham gia tích cực của ban, ngành, đoàn thể, ấp, khu vực thì hiệu quả truyền thông mới tốt hơn. Quan tâm tập huấn hướng dẫn nâng cao năng lực cán bộ phụ trách chương trình phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở xã, phường để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố”.
Ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhấn mạnh: “Chỉ số BI trên đã 30 là nguy cơ cao, xã Hỏa Lựu cần tăng cường ngay công tác tuyên truyền vận động người dân phòng, chống dịch và có thể đề xuất phun thuốc diện rộng phòng dịch. Ngành y tế thành phố cần bám sát, xin ý kiến UBND thành phố, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người thành phố để thực hiện chiến dịch đột xuất...”. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接