【kết quả bóng đá macarthur】Công tác quản lý tài sản công tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

  发布时间:2025-01-11 01:50:55   作者:玩站小弟   我要评论
Ngân sách nhà nước luôn ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục đào tạoTăng cường quản lý việc mua sắm tài sản kết quả bóng đá macarthur。
Ngân sách nhà nước luôn ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục đào tạo
Tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản,ôngtácquảnlýtàisảncôngtạonguồnthuchongânsáchnhànướkết quả bóng đá macarthur hàng hóa từ ngân sách nhà nước
Quy định mới thúc đẩy sắp xếp, xử lý tài sản công
Công tác quản lý tài sản công tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Năm 2022 sẽ đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Ảnh: ST

Phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 1.402 cơ sở nhà, đất

Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) năm 2021, Bộ Tài chính cho biết, trong năm qua đã hình thành được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ để thực hiện công tác quản lý, sử dụng TSC. Pháp luật về quản lý, sử dụng TSC đã xác lập rõ đối tượng được giao quản lý, sử dụng đối với mỗi loại TSC gắn với quyền và nghĩa vụ của tập thể và cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng TSC; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC đồng bộ gắn với trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn định mức trong toàn bộ quá trình quản lý TSC… Cùng với đó, đã tạo ra cơ chế phân công, phân cấp quản lý, sử dụng TSC phù hợp trình độ phát triển kinh tế xã hội, tính chất quản lý, sử dụng TSC, năng lực quản lý của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. Công tác quản lý, sử dụng TSC từ khi có Luật Quản lý, sử dụng TSC nói chung và năm 2021 nói riêng đã được các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện, góp phần thực hiện mục tiêu phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng TSC.

Về việc sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, Bộ Tài chính đã chỉ đạo chấm dứt ngay các trường hợp kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; kiểm soát chặt chẽ việc xác định giá trị tài sản, vốn góp của đối tác tham gia vào liên doanh, liên kết, tránh tình trạng “thổi giá” làm ảnh hưởng tới quyền lợi của đơn vị sự nghiệp công lập và người sử dụng dịch vụ có được từ hoạt động liên doanh, liên kết...

Đặc biệt, công tác quản lý công sản đã tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách của nhà nước, đặc biệt là đảm bảo cân đối ngân sách của các cấp chính quyền địa phương thông qua các nguồn thu từ khai thác, xử lý tài sản công, nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất. Ước tính, tổng số thu từ nhà, đất hàng năm chiếm khoảng 12% tổng thu ngân sách nhà nước. Riêng năm 2021, số thu từ đất ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng.

Về quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, năm 2021, Bộ Tài chính cho biết đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 1.402 cơ sở nhà, đất, phê duyệt điều chỉnh phương án xử lý đối với 149 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương. Lũy kế đến ngày 30/11/2021, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 29.564 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan Trung ương.

Đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất

Về những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý TSC, Bộ Tài chính cho biết, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng TSC còn chưa đầy đủ; cơ chế phân cấp quản lý TSC còn có điểm chưa phù hợp, nhất là cơ chế phân cấp thẩm quyền trong việc quyết định bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu hồi nhà, đất của các cơ quan trung ương; việc quản lý, sử dụng TSC có nơi có lúc chưa chặt chẽ, nhất là việc sử dụng TSC vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê…; tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, xe ô tô chậm; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên, đầy đủ, kịp thời, việc phát hiện các sai phạm trong quản lý, sử dụng TSC còn hạn chế, xảy ra một số các vi phạm kéo dài dẫn đến việc khắc phục và xử lý các hậu quả rất khó khăn, phức tạp.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC cơ bản đã được thiết lập một cách tương đối đầy đủ, đồng bộ và có tính răn đe. Vấn đề là ở khâu tổ chức thực hiện của các bộ, ngành, địa phương. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/2019/CT-TTg, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC; thực hiện nghiêm Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TSC; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã có nhiều văn bản đôn đốc, cảnh báo về vấn đề sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, mua sắm tập trung... Cục Quản lý công sản đang nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Tài chính văn bản khuyến cáo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TSC.

Trong năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm triển khai thực hiện công tác quản lý, sử dụng TSC đã được Bộ Tài chính đặt ra. Trong đó, hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng TSC là nhiệm vụ hàng đầu. Cùng với đó, tổ chức đánh giá việc triển khai các văn bản quy định chi tiết thi hành để báo cáo cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện bảo đảm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ TSC, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô, sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là TSC, ưu tiên sắp xếp nhà đất của các DN, đơn vị thuộc danh mục cổ phần hóa; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời phát hiện, chấn chính, xử lý các vi phạm (nếu có) trong tổ chức xử lý TSC là nhà, đất.

Bên cạnh đó, nắm sát tình hình diễn biến dịch Covid-19 để kịp thời tham mưu các giải pháp giãn, hoãn, miễn, giảm tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện Đề án phục hồi và phát triển kinh tế.

相关文章

最新评论