当前位置:首页 > La liga

【lịch bđ hôm nay】Nguy cơ rạn nứt quan hệ khu vực

Mới đây,ơrạnnứtquanhệkhuvựlịch bđ hôm nay Bộ Nội vụ Saudi Arabia cho biết, nước này đã hành quyết 47 người bị kết tội “khủng bố”, trong đó có một giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi’ite thân Iran được cho là đứng đằng sau các cuộc biểu tình chống chính phủ. Vụ việc không chỉ gây bất bình đối với người Hồi giáo dòng Shi’ite mà còn tạo phản ứng trái chiều đối với các quốc gia liên quan.

Đám đông biểu tình châm lửa đốt Đại sứ quán Saudi Arabia tại thủ đô Tehran, Iran ngày 2-1. Ảnh: CNN

Nimr al-Nimr, người vừa bị hành quyết là giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi’ite có ảnh hưởng rất lớn đến những người Hồi giáo dòng Shi’ite tại Iran và một số quốc gia khác trong khu vực. Ông bị kết tội do có tư tưởng “takfiri” cực đoan, gia nhập “các tổ chức khủng bố” và thực hiện nhiều “âm mưu tội ác.” Đặc biệt, giáo sĩ Nimr al-Nimr là nhân vật chủ chốt trong làn sóng biểu tình nổ ra năm 2011 ở miền Đông Saudi Arabia, nơi cộng đồng người Shi’ite thiểu số lên tiếng bày tỏ sự bất mãn vì bị chính quyền cách ly. Ngay sau khi thông tin giáo sĩ Nimr al-Nimr bị hành quyết, người Hồi giáo dòng Shi’ite ở một số quốc gia liên quan đã đồng loạt biểu tình và cực lực phản đối Saudi Arabia. Ahmad Khatami, một trong những giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi’ite cấp cao nhất của Iran, đã lên án vụ xử tử ông Nimr và dự đoán hành động này sẽ mang đến sự sụp đổ của gia tộc thống trị Saudi Arabia.

Mới đây, Iran cũng đã triệu đại sứ Saudi Arabia tại Teheran tới để phản đối việc hành quyết giáo sĩ Nimr al-Nimr. Đồng thời tuyên bố, Saudi Arabia sẽ phải trả giá đắt cho hành động này.

Tại Iraq, hàng trăm người đã biểu tình phản đối tại thành phố Karbala linh thiêng của người Shi’ite, đồng thời kêu gọi chính phủ đóng cửa Đại sứ quán Saudi Arabia tại thủ đô Baghdad và hối thúc chính phủ trục xuất Đại sứ Saudi Arabia. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cũng cho rằng vụ Riyadh xử tử ông al-Nimr có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với an ninh khu vực. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia như: Lebanon, Bahrain… làn sóng biểu tình phản đối vụ hành quyết giáo sĩ Nimr đang dâng cao.

Trước làn sóng giận dữ của người Hồi giáo dòng Shi’ite, Mỹ đã cảnh báo Saudi Arabia, quốc gia có người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số, sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng căng thẳng tôn giáo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cũng hối thúc Saudi Arabia tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, đảm bảo việc xét xử minh bạch và công bằng trong tất cả các vụ án. Ông cũng tái khẳng định sự cần thiết của việc các nhà lãnh đạo Trung Đông cần tăng gấp đôi nỗ lực để giảm leo thang căng thẳng khu vực. Bộ Ngoại giao Đức cũng bày tỏ lo ngại về vụ việc trên và cho rằng vụ việc này có thể gây gia tăng căng thẳng và đào sâu những rạn nứt trong khu vực.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia đã triệu đại sứ Iran tại Riyadh đến để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với những tuyên bố “thù địch” của Iran về vụ việc trên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Saudi Arabia Mansur al-Turki đã gọi phản ứng của Iran là vô trách nhiệm. Mới đây, Saudi Arabia tuyên bố cắt đứt quan hệ với Iran sau khi những người biểu tình Iran tấn công Đại sứ quán Saudi Arabia ở Iran, đồng thời cảnh báo phái bộ ngoại giao Iran và các thực thể liên quan ở Saudi Arabia có 48 giờ để rời khỏi nước này.

Hiện tại chỉ có Chính phủ Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab (UAE) là lên tiếng ủng hộ quyết định trên của Saudi Arabia và cho rằng việc này là cần thiết để chấm dứt chủ nghĩa cực đoan. Các quốc gia liên quan đều lo ngại cho Saudi Arabia với hành động vừa qua.

Giới quan sát cho rằng, mặc dù việc Saudi Arabia hành quyết 47 người, trong đó có giáo sĩ Nimr al-Nimr là thể hiện quyết tâm chống chủ nghĩa cực đoan có liên quan đến khủng bố. Tuy nhiên, việc làm trên đã thật sự làm gia tăng căng thẳng tôn giáo và có nhiều nguy cơ rạn nứt mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực.

HN tổng hợp

分享到: