Nhận Định Bóng Đá

【girona vs mallorca】Tập trung cho các mục tiêu chiến lược

字号+ 作者:Empire777 来源:World Cup 2025-01-10 16:54:53 我要评论(0)

Thưa ông, xin ông cho biết những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế cơ bản của CN Việt Nam sa girona vs mallorca

tap trung cho cac muc tieu chien luoc

Thưa ông,ậptrungchocácmụctiêuchiếnlượgirona vs mallorca xin ông cho biết những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế cơ bản của CN Việt Nam sau 30 năm đổi mới? Nếu xét theo mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước CN, đến thời điểm này, chúng ta có thể đánh giá về những kết quả đạt được như thế nào?

Sau gần ba mươi năm đổi mới (1986-2015), CN Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Cụ thể, theo số liệu ước tính năm 2015, ngành CN và xây dựng góp trên 38,50% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tỷ trọng hàng CN XK chiếm 79,38% tổng kim ngạch XK cả nước. Sản phẩm CN phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường XK.

Mặc dù về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đặt ra, ngành CN cần khắc phục một số vấn đề tồn tại, hạn chế cụ thể như: Tăng trưởng ngành CN chưa thật bền vững, giá trị tăng thêm ngành CN thấp, thể hiện chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành còn chậm được cải thiện. Ngành CN chủ yếu phát triển theo bề rộng, tỷ trọng gia công, lắp ráp là chủ yếu. Những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị như nghiên cứu phát triển, thiết kế, marketing, phân phối của nhiều ngành CN còn yếu. CN hỗ trợ chưa phát triển nên sản xuất trong nước cũng như XK không ổn định vì phụ thuộc nhiều vào nguyên, phụ liệu đầu vào và biến động của giá cả thế giới. Ngoài ra, năng suất lao động, trình độ quản lý chưa cao, lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của DN, đặc biệt là các DN chế tạo đòi hỏi trình độ kỹ năng cao.

Theo ông, cần làm gì để khắc phục được những hạn chế này?

Trong thời gian tới, chúng ta cần có những bước đi cụ thể, phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành CN. Trước hết phải lựa chọn các ngành và lĩnh vực ưu tiên, bởi nguồn lực quốc gia có hạn, phải tập trung cho các mục tiêu chiến lược. Điều này nhằm hình thành và phát triển một số ngành CN mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế làm nền tảng để phát triển CN ở giai đoạn sau. Đó là những ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị XK lớn, tạo thị trường cho CN hỗ trợ phát triển, sử dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm đòi hỏi trình độ cao; giảm dần các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản và lao động giản đơn...

Xin ông cho biết những khó khăn của phát triển CN ở nước ta trong quá trình CNH-HĐH, trong điều kiện hội nhập gắn liền với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết?

Khi tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do, CN Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển nhờ thị trường XK mở rộng, các DN trong nước được tiếp cận nguồn đầu vào, máy móc thiết bị NK với chất lượng, công nghệ tốt hơn, giá cả phải chăng hơn. Nhưng bên cạnh lợi thế, CN Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn, rào cản trong quá trình CNH-HĐH đất nước cũng như quá trình hội nhập.

Quá trình hội nhập đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ về mặt chính sách để có thể đáp ứng được các cam kết quốc tế, nhưng cũng vẫn phải hỗ trợ được sản xuất trong nước. Việt Nam dù vẫn đang duy trì nhiều chính sách hỗ trợ phát triển CN, nhưng các chính sách này lại quá dàn trải, manh mún, không rõ ràng, do đó chưa khuyến khích được các ngành CN phát triển. Điều này có thể nhận thấy qua hệ thống chính sách phát triển CN hỗ trợ, CN cơ khí thời gian qua. Bên cạnh đó, các chính sách chưa thực sự nhất quán, thiếu tính ổn định, thậm chí còn mâu thuẫn nhau, gây ra không ít khó khăn cho DN, trong đó chính sách cho ngành công nghiệp ô tô là một ví dụ điển hình.

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh ngày càng lớn với sự xuất hiện của các loại hàng hoá NK từ các quốc gia mà Việt Nam ký kết hiệp định. Năng lực của các ngành CN trong nước là yếu tố mang tính quyết định, nhưng năng lực cạnh tranh của nhiều ngành hiện nay còn yếu, chưa có nhiều ngành có khả năng cạnh tranh với hàng NK. Mặc dù là nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông sản nhiệt đới, nhưng CN chế biến nông sản, CN chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, máy nông nghiệp sản xuất trong nước không cạnh tranh được với hàng NK từ Trung Quốc hay máy cũ NK từ Nhật Bản. Mặt khác, tư duy và phương thức kinh doanh, năng lực sản xuất của các DN trong nước còn manh mún, chưa theo chuẩn quốc tế nên khó có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định, trong những năm tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh CNH- HĐH để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nền CN và thương hiệu CN quốc gia với tầm nhìn trung, dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn phát triển. Theo ông, CN Việt Nam cần một hệ thống sách như thế nào để đạt mục tiêu này?

Để làm được điều này, CN Việt Nam cần một hệ thống chính sách đồng bộ và hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, chúng ta không thiếu chính sách, nhưng dường như, ngoài một số ít chính sách có hiệu quả, có tác động tạo sự đột phá, thì còn nhiều chính sách được ban hành chưa kịp thời và ít tác dụng.

Thời gian tới, chúng ta cần đổi mới tư duy xây dựng chính sách, thay vì chủ quan tư duy theo hướng cũ là “đưa chính sách vào cuộc sống”, bây giờ phải làm ngược lại, là “đưa cuộc sống vào chính sách”. Tức là, trên cơ sở các định hướng và mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn của Nhà nước, phải xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống để ban hành những chính sách phù hợp để đạt được các mục tiêu đó.

Theo tôi, đối với lĩnh vực CN chế biến, thời gian tới, các chính sách cần tập trung giải quyết tình trạng “đa nhưng không tinh” của các sản phẩm chế biến, đặc biệt là vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất đổi mới công nghệ, định hướng phát triển vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao. Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại thông thường, rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng CN chế biến nói riêng có điều kiện xâm nhập sâu vào thị trường thế giới; kịp thời trợ giúp pháp lý cho DN khi xảy ra các tranh chấp thương mại.

Trong lĩnh vực đầu tư, không đầu tư dàn trải mà tập trung tối đa vào một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng, xây dựng thương hiệu mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý. Có chính sách ưu tiên thu hút những nhà đầu tư chiến lược, những dự án quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch, sản xuất hàng XK, CN hỗ trợ. Bên cạnh đó, cần xác định phát triển thị trường hàng hóa là yếu tố quan trọng cho sự phát triển CN, cần kết hợp cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế. Ngoài ra, cần phát huy sức mạnh tổng thể của các thành phần kinh tế, khai thác mọi nguồn lực cho phát triển, tăng cường hợp tác, liên kết giữa các DN trong ngành và ngoài ngành, giữa các ngành để khai thác tối đa lợi thế của nhau cùng phát triển.

Xin cảm ơn ông!

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực

    Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực

    2025-01-10 16:52

  • Bất an trường mầm non

    Bất an trường mầm non

    2025-01-10 16:39

  • Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: BOT vẫn là kênh huy động vốn rất quan trọng

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: BOT vẫn là kênh huy động vốn rất quan trọng

    2025-01-10 15:57

  • Chủ tịch QH, Tổng Thanh tra kể chuyện nhận tin nhắn tố cáo

    Chủ tịch QH, Tổng Thanh tra kể chuyện nhận tin nhắn tố cáo

    2025-01-10 15:36

网友点评