搜索

【lich thi đấu bồ đào nha】Ngày xuân tản mạn về giấc mơ “dó bầu đẻ vàng”

发表于 2025-01-25 11:32:02 来源:Empire777

Khoảng thập niên 1980,y xulich thi đấu bồ đào nha bao trai trẻ miền Trung đã “ngậm ngải” tìm trầm nơi rừng sâu, nước độc với ước mong đổi đời, trong đó rất nhiều người đã bỏ mạng trên “ngàn” vì bão, lũ. Thời điểm đó, buôn bán trầm hương thuộc hàng quốc cấm nên cũng có nhiều người phải sa vào vòng lao tù.

GIẤC MƠ “DÓ BẦU ĐẺ VÀNG”

Những năm đầu thế kỷ XXI, Bình Phước là nơi đất rộng, màu mỡ, mưa gió thuận hòa nhưng thưa người. Khi đó, các loại cây công nghiệp như cao su, điều bấp bênh, hồ tiêu vào giai đoạn thoái trào thời hoàng kim. Đó cũng là cơ hội ngàn năm của luồng gió mới trong phong trào trồng loại cây có giá trị “trên mây” - dó bầu. Và đương nhiên lợi nhuận lớn nhất thuộc về người bán giống.

Khoan lỗ để bơm hóa chất tạo trầm trên vườn dó bầu 10 năm tuổi 

“Dó bầu đẻ vàng”, 1.000 cây/ha, sau 7 năm thu về khoảng 3 tỷ đồng. Các tờ rơi quảng cáo nhan nhản về lợi nhuận khủng trồng dó bầu được lan truyền khắp làng quê từ Đồng Nai đến Bình Phước. Công ty Hương Trầm Việt có xuất xứ từ Quảng Nam liên kết với Hội Nông dân huyện Bù Đốp, Lộc Ninh tuyên truyền vận động nông dân trồng cây dó bầu để trở thành tỷ phú trong vòng 10 năm. Công ty bao tiêu khép kín từ cây giống, cấy hóa chất và thu hoạch. Giống cây dó bầu sản xuất rất đơn giản (cây thực sinh) bằng cách lấy hạt gieo, sau 5-7 tháng cây cao 40cm là đem trồng. Thế nhưng, giá năm đầu phong trào là 30.000 đồng/cây, sau đó giảm dần 15.000 đồng, 7.000 đồng và 3.000 đồng/cây giống...

Dó bầu sau 7 năm trồng là đưa vào cấy hóa chất. Thế nhưng, chỉ sau 3-4 năm vườn dó bầu xanh rờn dần dần héo rũ rồi chết. Những cây trồng ở đất có độ dốc sống sót nông dân mỏi mắt tìm công ty bao tiêu nhưng không thấy. 7-8 năm với giấc mơ đổi đời nhờ “dó bầu đẻ vàng” cũng là thời điểm hoàng kim của giá mủ cao su, nông dân tuyệt vọng, lại cưa dó bầu trồng cao su. Điều đáng nói là gỗ dó bầu xốp, nhẹ bán củi cũng không ai mua và nhà vườn lại chờ thêm 6 năm nữa cao su mới cho thu hoạch.

Bài học “dó bầu đẻ vàng” có lẽ là giá phải trả đắt nhất với nông dân Bình Phước thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

ĐAM MÊ NGHỀ CẤY TRẦM HƯƠNG

Giấc mơ tái tạo trầm hương từ cây dó bầu 7-10 năm đã làm biết bao người trồng tán gia bại sản vì một đam mê “lãng mạn” sản xuất ra các mặt hàng mỹ nghệ từ nguyên liệu cây dó bầu. 

Năm 2007, trên biên giới Lộc Ninh nhiều người ngỡ ngàng bởi 1 xưởng sản xuất mỹ nghệ từ nguyên liệu cây dó bầu của 1 nông dân di cư từ Kiên Giang - ông T.V.B. Ngoài đam mê lãng mạn của những sản phẩm tạo ra từ trầm hương mang giá trị kinh tế cao, ông B còn muốn tạo việc làm cho hàng chục thanh niên dân tộc S’tiêng trên biên giới Lộc Ninh. Để chủ động nguyên liệu ông B đầu tư trồng 10 ha dó bầu. Khi chúng tôi đến vườn dó bầu nhà ông mới chỉ tròn 2 năm nên ông B phải lặn lội ra tận Tuyên Phước (Quảng Nam) mua nguyên liệu.

10 năm sau, trở lại biên giới Lộc Ninh tôi thấy xưởng dó bầu của ông B đã đóng cửa do không có nguyên liệu. Trang trại dó bầu cũng không còn dấu tích bởi đã thay bằng màu xanh bạt ngàn của cao su. Ông B đã chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác nhưng khi hỏi về cây dó bầu, trầm hương tôi vẫn thấy lòng đam mê cháy bỏng trong ông.

Ở xã Lộc An (Lộc Ninh) nhiều người vẫn biết đến ông N.V.H vì đam mê chế thuốc cấy trầm mà tiêu tan gia tài. Vốn là người cần cù, chịu khó và thích kinh doanh nghề khác với thiên hạ, năm 2000, ông H trồng 5 ha dó bầu. Sau 8 năm, vườn dó bầu nhà ông rơi rớt còn lại khoảng 1.000 cây. Ông H ra tận Tuyên Phước học nghề cấy trầm, đồng thời liên kết với những “chuyên gia” pha chế, cấy trầm vào Bình Phước làm dịch vụ. Dịch vụ cấy trầm theo 2 cách: Người cấy bỏ chi phí toàn bộ hóa chất, công để cấy trầm. Khi thu hoạch ăn chia nhà vườn 7, người cấy 3, hoặc mua lại vườn dó bầu theo giá thỏa thuận. Cây dó bầu 7 năm trở lên sau 1-1,5 năm vào hóa chất là cho thu hoạch. Tuy nhiên, đa phần vườn dó bầu chỉ sau 6 tháng cấy hóa chất là đua nhau rũ lá chết nên chỉ đủ tiêu chuẩn xay sản xuất hương trầm.

1 lít tinh dầu trầm bán trên thị trường có giá 1 tỷ đồng đã làm cho không ít người ở Bình Phước, Đồng Nai tán gia bại sản khi mày mò công thức tinh luyện dầu trầm và đầu tư hệ thống lò nấu chưng cất.

Hiện nay, Hội trầm hương Việt Nam có khoảng 800 hội viên là nhà vườn, các công ty sản xuất mỹ nghệ từ trầm hương nhưng công thức để điều chế hóa chất cấy dó bầu tạo trầm thì không có trên Google. Từ đam mê cháy bỏng muốn tạo ra trầm hương mà mỗi người tự tìm kiếm công thức pha chế và phương thức cấy trầm khác nhau. Ông H.V.H quê ở Tuyên Phước là người có tiếng cấy trầm hương đạt hiệu quả (cây chết ít) cho biết, hơn 10 năm “chu du” từ Quảng Nam đến miền Đông, miền Tây và Tây Nguyên cấy trầm nên ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Theo đó, tùy giống cây, khí hậu, đất đai để pha chế công thức phù hợp chứ không theo công thức pha chế có sẵn.

Cấy trầm cũng không theo phương thức có sẵn trong sách vở mà là sáng tạo của từng người. Do đó, khi phương thức cấy trầm bằng “truyền” hóa chất vào cây trầm như theo kiểu truyền xirum được tung lên mạng đã có cả ngàn nhà vườn liên hệ thuê cấy trầm. Chưa có minh chứng cụ thể hiệu quả nhưng người tìm tòi, sáng chế phương thức này cũng đã phá sản với trồng, kinh doanh trầm hương.

Phương thức cấy trầm ông H đang hướng dẫn đội thợ thực hiện ở Bình Phước được nhiều người làm theo vì tỷ lệ cây chết sau khi bơm hóa chất ít hơn và cây có trầm là khoan trên thân cây từ gốc đến các cành chính rồi bơm hóa chất (mỗi cây thực hiện 3 lần khoan, bơm), 6 tháng sau lột vỏ quét hóa chất vào thân...

Khi trầm hương trong tự nhiên cạn kiệt, trầm hương tạo ra từ cây dó bầu nếu thành công chỉ là trầm loại 6 và giá trị trên thị trường không lớn nên mong ước “dó bầu đẻ vàng” cũng chỉ là giấc mơ.

Phương Hà

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【lich thi đấu bồ đào nha】Ngày xuân tản mạn về giấc mơ “dó bầu đẻ vàng”,Empire777   sitemap

回顶部