【kqbd frankfurt】"Đại gia" Tata trở lại
“Mặn mà” với Việt Nam
Không phải đến bây giờ,ĐạigiaampquotTatatrởlạkqbd frankfurt Tập đoàn Tata mới “để mắt” tới Việt Nam. Trong quá khứ cũng như hiện tại, Tata chưa bao giờ “lơ là” tham vọng thâm nhập thị trường Việt Nam. Theo tìm hiểu, từ năm 1997, một công ty con của Tata là Tata Steel (đơn vị đề xuất dự án thép 5 tỉ USD ở Hà Tĩnh) đã hoạt động tại Việt Nam thông qua một công ty liên doanh ở tỉnh Thái Nguyên.
Tại hội nghị quốc tế "Nhận dạng thách thức châu Á và vai trò của Việt Nam" hồi năm 2009, ông Syamal Gupta, Chủ tịch Tập đoàn Tata đã cho biết: Ngoài dự án thép 5 tỉ USD, Tata đang xem xét một số dự án đầu tư lớn tại Việt Nam trong vài năm tới trong các lĩnh vực như khách sạn, vận tải và điện.
Khi đó, ông cũng tiết lộ là đang thảo luận với Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (Vinamotor) trong một dự án sản xuất xe, bao gồm xe tải và xe thương mại hạng nhẹ.
Như lời lãnh đạo của Tata nói lúc đó, Tata coi Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất châu Á trong chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của mình.
Thiếu “duyên”
Mặc dù không giấu được quyết tâm đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên, từ năm 2009 đến trước tháng 6-2013, Tata vẫn chưa có một dự án cụ thể nào ở Việt Nam.
Vào giữa năm 2007, Tata chính thức kí biên bản ghi nhớ và biên bản hợp tác dự án thép 5 tỉ USD ở khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Dự án có công suất thiết kế 4,5 triệu tấn/năm, dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2009-2015. Nhưng cho tới giờ này, dự án vẫn chưa đạt được bất cứ tiến bộ nào.
Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình CNBC-TV18 hồi tháng 12-2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã cho biết: Chúng tôi thấy Tata là một đối tác rất tiềm năng cho Việt Nam, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thép, công nghiệp nặng và công nghiệp điện. Liên quan đến dự án thép của Tata ở Việt Nam có một số vấn đề chúng ta phải tiếp tục giải quyết. Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào thị trường Việt Nam.
Còn trong cuộc họp báo cuối năm 2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thừa nhận dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, dự án này cần tới 400 ha đất và chính quyền Hà Tĩnh phải chi tới 300 triệu USD để giải phóng mặt bằng. Chính phủ Việt Nam cam kết giao đất sạch cho nhà đầu tư, tuy nhiên, đây là số tiền quá lớn.
Ông Bùi Quang Vinh cho biết, về phần mình Tata chỉ có thể bỏ ra 50-100 trệu USD cho địa phương “vay”. Trong khi đó, phía Việt Nam muốn Tata ứng trước 300 triệu USD để giải phóng mặt bằng, rồi trừ vào thuế sau nhưng họ không chịu. Đây là lí do việc cấp phép cho dự án của Tata chưa thể thực hiện.
Còn việc hợp tác với Vinamotor, từ sau tuyên bố của ông Syamal Gupta, đến nay vẫn chưa có thông tin gì về việc hợp tác này được tiết lộ.
Củng cố chính sách hướng Đông
Nhưng Tata đã có thể tạm hài lòng khi Tata Power giành được hợp đồng dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 2. Sự kiện đánh dấu việc có mặt chính thức của Tata ở thị trường mà họ đánh giá là năng động ở Đông Nam Á, góp phần củng cố chiến lược “hướng Đông” của Ấn Độ
Ông Charan Wadhva, kinh tế gia của Trung tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi phát biểu trên trang Livemint: Tập đoàn Tata là công ty đa quốc gia số 1 của Ấn Độ, họ có năng lực và uy tín để làm các dự án. Việc Tata Power giành được hợp đồng xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2 là một mốc quan trọng cho Ấn Độ. Điều này sẽ giúp cho chính sách hướng Đông của Ấn Độ".
“Chính sách hướng Đông” theo cách nói của ông Charan Wadhva chính là nỗ lực của Ấn Độ từ những năm 90 nhằm phát triển các mối liên kết kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng cao.
Cùng với sự hiện diện ở Indonesia, Singapore và sắp tới là Việt Nam, Tata Power đã góp phần củng cố cho chính sách hướng Đông của Tata nói riêng và Ấn Độ nói chung.
"Việt Nam là một trong những quốc gia năng động trong khu vực và được coi là một trong những khu vực tăng trưởng chính của thế giới."- ông Charan Wadhva nói thêm.
Long Phú 2 (Sóc Trăng) là một trong ba nhà máy điện thuộc Trung tâm Điện lực Long Phú. Nhiệt điện Long Phú 2 đã từng được giao cho Tập đoàn Sông Đà làm chủ đầu tư từ tháng 5-2010, nhưng vào tháng 8-2012, do phải tập trung nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án thủy điện nên Tập đoàn Sông Đà đã xin trả lại dự án này. |
Lương Bằng
(责任编辑:La liga)
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Hà Nội vẫn chưa thể cung cấp thông tin mới liên quan vụ cháy nhà máy Rạng Đông
- ·Mưa lớn kéo dài ở Thừa Thiên
- ·Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Ngày 11/10: Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Phòng vệ thương mại năm 2024
- ·Phóng viên CNN nói về chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa
- ·Thanh Hóa xử phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ từ ngày 5.1
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Gia Lai: Rừng già Sơ Pai liên tục bị triệt hạ, chủ rừng có thật sự vô can?
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Ban hành bản câu hỏi điều tra vụ chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc
- ·Gia Lai: Rừng già Sơ Pai liên tục bị triệt hạ, chủ rừng có thật sự vô can?
- ·Xuất khẩu hàng hóa dự báo lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Mưa lớn gây thiệt hại ở nhiều địa phương của Hà Giang, Quảng Ninh
- ·Đối tượng cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba từng là cán bộ trại giam có dấu hiệu tâm lý bất thường
- ·Cháy Công ty Rạng Đông: "Có bóng đèn huỳnh quang đương nhiên có thủy ngân"
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Quảng Ninh: Xe Mercedes gây tai nạn rồi bỏ chạy làm 1 người tử vong