【kết quả bóng đá quốc gia ý】Tình hình biển Đông ngày 29/7: Trung Quốc tập trận hải quân để lấy lại vùng biển đã mất?!
Đại Công Báo,ìnhhìnhbiểnĐôngngàyTrungQuốctậptrậnhảiquânđểlấylạivùngbiểnđãmấkết quả bóng đá quốc gia ý một tờ báo Hồng Kông thân Bắc Kinh ngày 28/7 đưa tin, việc hải quân Trung Quốc khởi động chiến dịch tập trận lớn ở Hoa Đông và vịnh Bắc Bộ là nhằm phô diễn sức mạnh để "tập dượt các tình huống chiến đấu với Philippines, Việt Nam và Nhật Bản"?!
Cục Hải sự Trung Quốc trước đó thông báo, các hoạt động tập trận của hải quân Trung Quốc sẽ diễn ra tại vịnh Bắc Bộ và biển Hoa Đông, cấm tàu thuyền dân sự hoạt động trong khu vực từ ngày 29/7 đến 2/8. Bất kỳ tàu thuyền nào hoạt động gần khu vực phải tuân thủ sự điều khiển và mệnh lệnh của tàu Hải cảnh Trung Quốc.
Các sân bay và các chuyến bay kết nối các thành phố duyên hải phía Đông Trung Quốc bao gồm Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu, Tế Nam, Hợp Phì, Vô Tích, Ninh Ba, Thanh Đảo, Liên Vận Cảng đã bị hủy bỏ hoặc chậm giờ để không phận cho 2 đại quân khu Nam Kinh, Tế Nam tập trận cho đến giữa tháng 8.
Lính Trung Quốc trên biển
Vì Việt Nam, Philippines và Nhật Bản có "tranh chấp lãnh thổ" với Trung Quốc với khu vực quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough và các đảo Senkaku (thực tế là Trung Quốc nhảy vào tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) nên các cuộc tập trận này của hải quân Trung Quốc là tập dượt cho khả năng "chiếm lại vùng biển đã mất", Đại Công Báo bình luận?!
Đại Công Báo dẫn lời Trương Quân Xã, một chuyên gia bình luận quân sự Trung Quốc cho rằng các cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc ở Hoa Đông lần này là để "ngăn chặn Nhật Bản xâm lược Hoa lục một lần nữa".
Tờ Tin tức Tham khảo, một chuyên san của Tân Hoa Xã ngày 28/7 trích dẫn bình luận của các hãng thông tấn quốc tế về các cuộc tập trận này cho biết, theo Bloomberg ngày 27/7, tập trận của hải quân Trung Quốc ở Hoa Đông và vịnh Bắc Bộ có thể làm gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng (mà Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ.
Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân, lợi dụng sự tăng cường thực lực trong khu vực để củng cố yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Khác với trước đây, Trung Quốc ngày càng phô trương thanh thế trước mỗi cuộc tập trận làm cho khu vực trở nên căng thẳng, nhưng lại đổ lỗi cho Mỹ và Nhật Bản gây ra.
Tờ Thành Báo xuất bản tại Hồng Kông hôm 27/7 bình luận, giới phân tích cho rằng việc Trung Quốc tập trận ở vịnh Bắc Bộ gần với Việt Nam và trên biển Hoa Đông sát lãnh thổ Nhật Bản cho thấy nguy cơ 1 cuộc xung đột về "chủ quyền lãnh thổ" ngày càng lộ rõ.
Ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc cùng Lý Khắc Cường – Thủ tướng nước này vẫn tiến hành các chuyến thăm nước ngoài được Bắc Kinh và truyền thông nước này đánh giá là những cột mốc quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa” do ông Tập lãnh đạo. Và gần đây nhất, tại Brazil, ông Tập Cận Bình đã tới đất nước ở Châu Mỹ Latinh này để tham gia hội nghị thượng đỉnh của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và sau đó lãnh đạo TQ đã tiến hành chuyến thăm quan trọng đến Argentina, Venezuela và Cuba. Giới phân tích chính trị quốc tế cho rằng chuyến đi tới Nam Mỹ vừa quan của ông Tập Cận Bình có thể được xem là một trong những đươngg bước chính để Trung Quốc thực hiện tham vọng muốn có vai trò lớn hơn trên chính trường quốc tế. Bên cạnh các chuyến công du nước ngoài, tại Bắc Kinh Trung Quốc cũng đã tổ chức các cuộc đón tiếp trọng thị để chào đón các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những cuộc hội đàm này được truyền thông Trung Quốc cho là những bước đi sâu hơn của Bắc Kinh trong tham vọng làm thay đổi cán cân quyền lực của thế giới, cho phép nước này can dự nhiều hơn vào các vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là mưu đồ tạo đối trọng với siêu cường số 1 thế giới hiện nay là Mỹ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cổ vũ cho rằng tầm nhìn về “Giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Cận Bình không chỉ đơn thuần là hướng đến “một tương lai tốt hơn cho Trung Quốc” mà còn là một sứ mệnh lịch sử để cải cách quốc gia này. Ê kíp lãnh đạo của ông Tập Cận Bình có tham vọng nâng cao mức sống của người dân Trung Quốc, tiếp tục theo đuổi các mục tiêu kinh tế, văn hóa lớn hơn. Đáng chú ý là ý định nâng cao gấp đôi thu nhập hiện nay của dân Trung Quốc trước khi chạm dấu mốc vào năm 2020. Mục tiêu dài hơi hơn nữa của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh là đến nă, 2049 Trung Hoa sẽ trở thành quốc gua hùng mạnh khi tiến hành kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến hiện nay ở Ucraine, Trung Quốc tự nhận thấy mình có thể đóng vai trò trung gian. Trung Quốc cũng tiến hành giao thiệp với Nga, ký kết các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn để đảm bảo nhu cầu cung ứng năng lượng, thế chân các thị trường trước đấy của Nga ở Đông Âu khi Moscow đang ngày càng bị phương Tây tiến hành cô lập. Gần đây, người ta cũng dễ dàng nhìn thấy ông Tập Cận Bình cùng đội ngũ phụ tá của mình cũng đang nỗ lực xúc tiến các cuộc thương thuyết, đàm phán với cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc để tạo thế là một đối tác chiến lược quan trọng đối với chính quyền của nhà lãnh đạo xứ Hàn – bà Park Geun-hye. Một tờ báo xuất bản ở Đài Loan gần đây đã bình luận cho rằng, mặc dù sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 và hạm đội hộ tống (xâm phạm trái phép - PV) vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong vòng hai tháng vừa qua đã gây ra phản ứng dữ dội ở Việt Nam nhưng Bắc Kinh đã cho đó là một “thử nghiệm thành công”, chứng tỏ rằng Trung Quốc đã có khả năng hành động trong vùng biển mà nước này tuyên bố có chủ quyền (tuyên bố chủ quyền, thể hiện bằng đường lưỡi bò 10 đoạn vừa được TQ công bố bằng bản đồ mới không có giá trị pháp lý, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực). Một điều đáng chú ý khác có thể nhận thấy rằng Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để lôi kéo Đài Loan trở về quỹ đạo ảnh hưởng của mình. Tư tưởng này đã được nêu ra trong phát biểu của Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc khi ông kêu gọi rằng hai bờ nên làm việc và hợp tác cùng nhau để đạt được mục tiêu lớn là “Giấc mơ Trung Hoa”, làm cho Trung Quốc mạnh hơn trên trường quốc tế. Tập Cận Bình cũng công khai ý tưởng tiến hành một cuộc hội nghị thượng đỉnh Trung – Đài và xúc tiến các cuộc đối thoại chính trị. Trong con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, “để thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”, Trung Quốc phải coi Đài Loan như một “người em trai”, vui mừng với những thành tựu của Đài Loan đồng thời sẵn sàng giúp đỡ Đài Loan giải quyết các vấn đề của chính mình như điều mà “một ông anh” phải làm”. Điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc đang cần ở Đài Bắc là đảo này phải “hiểu được, đáp trả tình cảm từ đại lục để thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa” theo kiểu mà Bắc Kinh đang tham vọng. |
Đan Nguyên (tổng hợp, dẫn theo Báo Giáo dục VN)
相关文章
Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin Dưa hấu rớt giá2025-01-25Vụ máy bay mất tích: tín hiệu mới từ đáy biển
Ngày 11-4, các đội tìm kiếm chuyến bay MH370 tiếp2025-01-25Động đất 6,3 độ Richter làm rung chuyển New Zealand
Một trậnđộng đấtmạnh 6,3 độ Richter làm ru2025-01-25Cướp giật táo tợn giữa cuộc phỏng vấn trực tiếp
Một phụ nữ Brazil đã bị giật dây chuyền ngay k2025-01-25Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
Chiếc ví chứa 15 triệu đồng đã được giao trả lại cho người làm rơiSau đó, anh Khoa đã đến Công an xã2025-01-25Singapore quan ngại nạn cháy rừng tại Indonesia
Một điểm cháy rừng tại huyện Kampar, tỉnh Riau tr&ec2025-01-25
最新评论