发布时间:2025-01-10 16:37:45 来源:Empire777 作者:World Cup
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: T.D |
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị “Triển vọng và giải pháp thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu và các xu hướng mới” do Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TPHCM (CIIS) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 14/3.
Phát biểu tại hội nghị, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, bên cạnh các cơ hội mở ra, năm 2024 cũng là năm đầu tiên Việt Nam chính thức áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đối với Việt Nam, việc thực thi quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu vừa tạo điều kiện để gia tăng nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời sẽ tác động trực tiếp tới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và môi trường đầu tư của Việt Nam.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng cho rằng, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội như lúc này trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt là các nhà tư có chất lượng (nhà đầu tư chiến lược). Việt Nam là một trong số ít đất nước đang phát triển có được lợi thế rất cơ bản như ở vị trí trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có mạng lưới sản xuất phát triển. Đặc biệt, Việt Nam là đất nước ổn định, có dân số khá trẻ (60% < 35 tuổi) và chi phí lao động tương đối cạnh tranh; thị trường nội địa tăng nhanh cùng tầng lớp trung lưu ngày càng lớn lên.
Bên cạnh đó, Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ và đang nỗ lực bắt kịp với nhiều khía cạnh khác nhau của cách mạng công nghiệp lần thứ 4... Đặc biệt, tất cả các đối tác quan trọng của Việt Nam đều nằm trong Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI chia sẻ tại hội nghị. |
Song theo TS. Võ Trí Thành, bên cạnh những lợi thế, Việt Nam cũng đang gặp nhiều thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài như: Chi phí nhân công tăng cộng với “thời kỳ dân số vàng” không dài và lao động kỹ năng thiếu hụt; cùng với đó là hạ tầng, môi trường hành chính, pháp lý…
Do đó, ngoài việc cần cải thiện chung về mặt bằng sản xuất kinh doanh; nhân lực; thể chế và môi trường kinh doanh, hạ tầng, Việt Nam cần có chiến lược mới trong thu hút FDI như: Từ tối đa hóa số lượng sang tối ưu hóa chất lượng (kết nối trước - sau, lan tỏa công nghệ và kỹ năng và phát triển bền vững; gia tăng giá trị cùng sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Đỗ Văn Sử, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ tại hội nghị về các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới; chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư hiện nay của Việt Nam như: chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí đầu tư tạo tài sản cố định, chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao, chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội…
Đáng chú ý, theo các chuyên gia, TPHCM là một tiêu điểm, một trung tâm, một đòn bẩy thực sự quan trọng để phát triển không chỉ cho TPHCM và cho cả nước. Theo đó, việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn công nghệ theo hướng ưu tiên của TPHCM; TPHCM cũng đề ra các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, tăng cường liên kết giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước... nhằm giúp TPHCM đạt được các mục tiêu về thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh mới.
Trong đó, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho TPHCM, nhờ nghị quyết này TPHCM có thể tạo ra bứt phá mới trong phát triển, trong cải cách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư FDI trong xu thế thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.
相关文章
随便看看