TheậpđoànCaosumuốnthêmngànhnghềtỷ số trựco ông Võ Sỹ Lực, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), ngành cao su Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 về xuất khẩu và xếp thứ 2 về năng suất vườn cây. Hiện Tập đoàn đang quản lý trên 405.000 ha cao su đóng trên địa bàn gần 29 tỉnh thành trên toàn quốc và hai nước Lào, Campuchia. Từ giữa năm 2012 trở lại đây, cùng với ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cung vượt cầu, giá bán cao su trên thị trường thế giới liên tục giảm mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và thu nhập của người lao động.
Do đó, để tăng hiệu quả sử dụng đất và ứng phó với tình hình khó khăn trên, VRG đang có kế hoạch trồng xen canh theo mô hình trồng cao su hàng kép các loại cây như cà phê, keo lai, dược liệu, cây rừng…
“Ở các nước khác trong khu vực ASEAN, mô hình này đã được thực hiện từ nhiều năm nay và đã thu lại hiệu quả tốt”, ông Lực nói.
Chính vì thế, VRG đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn là “Trồng, chế biến và kinh doanh các loại cây trồng nông lâm nghiệp khác; chăn nuôi gia súc và đầu tư nông nghiệp công nghệ cao” để đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng trên quỹ đất trồng cao su, tăng thêm nguồn thu cho DN thay cho điều lệ hiện hành đang được quy định chỉ là “Trồng, chế biến và kinh doanh cao su”.
Cùng với phương án trên, để khắc phục khó khăn, VRG cũng tích cực triển khai nhiều biện pháp khác như chuyển chế độ cạo D2, D3 sang D4 giúp cải thiện năng suất lao động; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu thị trường; đẩy mạnh cơ giới hóa, tiết giảm chi phí…
Bên cạnh đó, VRG cũng đề xuất ngành cao su cần ổn định thị trường tiêu thụ, xúc tiến đẩy mạnh giao thương sang thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) do thị trường này có nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên để phát triển ngành công nghiệp thế mạnh như ô tô, tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.