【cai nha cai】Vốn đầu tư ngoài ngành của DNNN: Dễ tiến, khó lùi

3 năm chỉ thoái được 20% vốn đầu tư ngoài ngành

TheốnđầutưngoàingànhcủaDNNNDễtiếnkhólùcai nha caio Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, việc cổ phần hóa trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ chậm không đạt yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. 3 năm gần đây, cả nước mới chỉ sắp xếp được 180 DN, trong đó cổ phần hóa 99 DN và sắp xếp theo các hình thức khác 81 DN.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cũng cho thấy, tổng vốn đã thoái trong 3 năm qua (2001-2013) là 4.164 tỷ đồng trên tổng số 21.797 tỷ đồng đầu tư ra ngoài ngành, đạt 19%. Còn 81% tổng số vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN, tương đương hơn 17.655 tỷ đồng vẫn đang nằm ở những lĩnh vực ngoài ngành nghề kinh doanh chính.

Thực tế vài năm trước đây cho thấy, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các ngân hàng thương mại thì cũng là lúc làn sóng góp vốn từ các tập đoàn, tổng công ty vào lĩnh vực ngân hàng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhưng, nếu như sự góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty vào các tổ chức tín dụng chóng vánh bao nhiêu thì việc thoái vốn lại khó khăn và chậm trễ bấy nhiêu.

Sau vài năm góp vốn cho Ngân hàng An Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải vất vả lắm mới lấy lại được số vốn ban đầu của mình về từ đối tác. Tương tự, Vietnam Airlines cũng phải ngậm ngùi thoái vốn khỏi Techcombank. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang nắm giữ 20% vốn của OceanBank cũng đang phải lên kế hoạch đến năm 2015 thoái toàn bộ vốn khỏi ngân hàng này.

Ngoài lĩnh vực ngân hàng, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã lấn sân sang các lĩnh vực không phải thế mạnh như chứng khoán, bất động sản…và đã để lại nhiều bài học đắt giá về việc đầu tư dàn trải trong khi năng lực cạnh tranh khiêm tốn.

ngan hang

Nhiều DNNN đã đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. Ảnh: ĐT

Thời hạn cuối để các DNNN thoái vốn ngoài ngành cũng không còn nhiều. Làm thế nào để thoái hết hàng chục nghìn tỷ đồng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản sụt giảm và cùng với đó là những nỗi lo về trách nhiệm, thất thoát vốn .. đang là những vấn đề nổi cộm nhất lúc này.

Nhiệm vụ không đơn giản

Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, so sánh thực tế đạt được và định hướng tái cơ cấu đặt ra cho thấy các giải pháp đang thực hiện chưa thật bám sát nội dung và yêu cầu của tái cơ cấu DNNN.

Ông Cung cho biết, theo phản ánh của các tập đoàn và tổng công ty, thì bên cạnh những diễn biến bất lợi của thị trường vốn và thị trường bất động sản, việc thoái vốn ngoài ngành khó khăn còn do một số nguyên nhân khác.

Đó là tư duy, tiêu chí và cách thức thực hiện bảo toàn và phát triển vốn chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Một số phương thức bảo toàn vốn theo quy định hiện hành còn hình thức và thiếu linh hoạt, làm tăng chi phí hoạt động của DN; chưa thật sự thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, kinh doanh sáng tạo và cẩn trọng để bảo toàn vốn và phát triển vốn.

Theo ông Cung, “vốn” phải thoái của các DN là rất đa dạng, việc thoái vốn không chỉ là chuyển nhượng cổ phần, phần góp vốn mà cả bán tài sản (thành phần và bán thành phẩm), chuyển nhượng sử dụng đất, chuyển nhượng dự án… Trong khi đó, các quy định hiện hành về thoái vốn nằm phân tán ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau; nội dung của các quy định đó chưa bao quát hết sự đa dạng của các loại vốn cần thoái và không còn phù hợp với điều kiện thị trường.

Kế hoạch được Chính phủ đề ra giai đoạn 2014 - 2015 sẽ cổ phần hóa 531 DN; sáp nhập, hợp nhất 25 DN; giải thể, phá sản 16 DN và giao, bán 10 DN. Sau 2015, cả nước chỉ còn 488 DN 100% vốn nhà nước. Từ nay đến 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước.

Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, nếu không có thay đổi về tư duy, cách tiếp cận và có những giải pháp kỹ thuật phù hợp tương ứng thì khó hoàn thành thoái vốn trước năm 2015 như mục đích đã đề ra.

Theo ông Cung, ngoài các giải pháp cụ thể như ban hành quy định giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo khung pháp lý phù hợp với các nội dung cần phải hướng dẫn… thì việc thay đổi quan niệm về vai trò và chức năng của cổ phần hóa, thoái vốn cũng không kém phần quan trọng.

Cổ phần hóa không phải là để Nhà nước huy động vốn mà là giải pháp thay đổi căn bản hệ thống động lực nội sinh và tạo áp lực thị trường đầy đủ đối với DNNN, qua đó, tài sản quốc gia được quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.

Tương tự như vậy, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành không phải chỉ để cắt lỗ, giảm lỗ mà là giải pháp sử dụng cơ chế thị trường để phân bổ lại nguồn lực, làm sống lại một phần nguồn lực hiện đang “chết” trong sự quản lý của các tập đoàn, tổng công ty, đưa chúng quay trở lại sản xuất và đưa bộ phận còn lại đang thua lỗ hoặc sử dụng kém hiệu quả thành các tài sản được sử dụng có hiệu quả hơn.

Đó mới chính là “thoái vốn” ngoài ngành theo đúng tinh thần và nội dung của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng./.

Trung Ninh

Nhà cái uy tín
上一篇:Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
下一篇:Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế