【ty le keo ngay mai】"Hỏi mồi" làm giảm lòng tin cử tri
Phóng viên Dân Việt đã có cuộc đối thoại cởi mở với ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH về vấn đề này.
Ông Vũ Mão. |
Góp ý về những điểm cần khắc phục về kỳ họp QH thứ 4 vừa qua,ỏimồiquotlàmgiảmlòngtincửty le keo ngay mai Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cho biết đã có ý kiến phản ánh tình trạng "hỏi mồi" trong phiên chất vấn, kiểu như: "Tôi ấn nút hỏi một số vấn đề (dễ - PV), rồi anh trả lời dài cho hết thời gian chất vấn". Từng là Chủ nhiệm Văn phòng QH, Trưởng đoàn Thư ký kỳ họp QH, ông "giải mã" hiện tượng này như thế nào?
Nêu hiện tượng "hỏi mồi" như là một sự cảnh báo cần ngăn ngừa, tôi nghĩ là hết sức cần thiết. Nhưng nói thẳng là hiện tượng này không phải bây giờ mới có, nó đã có biểu hiện từ lâu nhưng không thẳng thắn như cụm từ "hỏi mồi" mà anh đề cập.
"Hỏi mồi" - nói khái quát là chúng ta đang bàn về chất lượng câu hỏi chất vấn của đại biểu (ĐB) QH. Qua kinh nghiệm thực tế công tác, cũng như qua theo dõi các phiên chất vấn gần đây, tôi thấy có khoảng 30% câu chất vấn của ĐBQH là tốt, 50% chất lượng trung bình và 20% yếu, kém.
Về câu hỏi tốt thì đương nhiên cử tri đều rất hài lòng, thích thú bởi nó đạt được những vấn đề cơ bản ở tầm vĩ mô của QH, của đất nước nhưng cũng sát với những vấn đề bức xúc của cơ sở, thực tiễn.
Còn trong số 20% câu hỏi yếu, chất lượng kém, gây chán cho phiên chất vấn, tôi ước tính có khoảng 5% là câu "hỏi mồi". Về chất lượng câu hỏi kém theo tôi có 2 nguyên nhân chính: Một là do năng lực, trình độ của ĐBQH còn hạn chế. Hai là một số hỏi để lấy lòng, hỏi để chứng tỏ trước cử tri nơi mình ứng cử rằng mình làm tròn nhiệm vụ ĐBQH.
Nếu có hiện tượng "hỏi mồi" như vậy thì người hỏi được lợi gì và người trả lời được lợi gì?
Cách đặt vấn đề này, tôi cho là rất thú vị. Cơ chế thị trường đang bắt đầu ngấm vào mỗi chúng ta; rồi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ đang hiện hình và đây cũng chính là cơ hội cho "hỏi mồi" phát triển. Theo tôi, "hỏi mồi" bao giờ cũng mang động cơ và có mưu lợi.
Tuy nhiên, tôi nghĩ bản thân vị ĐBQH "hỏi mồi" đó chưa chắc đã muốn hỏi mà có thể do lãnh đạo đoàn ĐBQH gợi ý phát biểu để thể hiện sự chia sẻ, quan hệ với vị bộ trưởng phải trả lời chất vấn.
Mục đích của đoàn ĐBQH đó muốn hỏi để thấy: "Chúng tôi không làm khó anh, có gì anh lưu ý đến địa phương của chúng tôi". Thực tế, các khoá trước đây, Ủy ban Thường vụ QH cũng đã nêu ra vấn đề này và tôi, với trách nhiệm của mình đã thường góp ý thẳng thắn cho các đoàn ĐBQH đó.
Còn cái được của người được "hỏi mồi" là không phải toát mồ hôi với những vấn đề gay cấn và sẽ được thở phào nhẹ nhõm, thoải mái khi chỉ còn là cung cấp số liệu vô thưởng vô phạt.
Tóm lại là không sợ bị quy trách nhiệm, không phải xin lỗi, không phải hứa khắc phục. Qua các lần trả lời chất vấn từ trước tới nay, tôi nghĩ rằng mới chỉ có khoảng 30- 50% các bộ trưởng trả lời chất vấn đạt yêu cầu, còn lại là chưa đạt yêu cầu.
Chỉ rút kinh nghiệm
Thưa ông, nếu thực sự có "hỏi mồi" trên nghị trường thì phiên chất vấn của QH bị ảnh hưởng như thế nào?
Đương nhiên sẽ ảnh hưởng. Tôi cho rằng, nếu không ngăn chặn, kiểm soát hiện tượng này, phiên chất vấn của QH sẽ trở nên nhạt nhẽo. Hiện nay, chất vấn - một hoạt động giám sát quan trọng của QH, được truyền hình, phát thanh trực tiếp- là nội dung được cử tri kỳ vọng, chờ đợi nhất.
Cử tri chờ đợi bởi vì họ muốn xem những bức xúc của mình sẽ được giải quyết như thế nào? Thứ hai là, phiên chất vấn cũng để cử tri đánh giá trình độ, thái độ của người trả lời chất vấn ra sao?
Chúng ta cần thấy rằng, phiên chất vấn của QH là rất quan trọng đối với cử tri. Nhiều khi chất vấn và trả lời chất vấn như là "cơm ăn, nước uống, như là dòng máu chảy trong người".
Nói như vậy để thấy trong đời sống chính trị của nhân dân ta hiện nay, những câu "hỏi mồi" sẽ gây bức xúc cho cử tri cả nước? Và khi những đòi hỏi, kỳ vọng về phiên chất vấn không đạt được mong muốn, đương nhiên hình ảnh của QH, của ĐBQH... trong con mắt cử tri sẽ bị giảm sút.
Thưa ông, thực chất thì dù có ĐBQH "hỏi mồi", hỏi để bộ trưởng, trưởng ngành "thoát thân" cũng không thể giúp cho ĐBQH, đoàn ĐBQH, địa phương nhận được sự ưu ái nào đó. Vậy vấn đề ở đây liệu có phải là do tâm lý mưu lợi, nịnh bợ ở một số bộ phận cán bộ?
Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta cần phân tích xem người chất vấn thường là ai. Đương nhiên các ĐBQH ở trung ương, bộ ngành sẽ không "hỏi mồi" rồi, nếu có hiện tượng này thì chỉ một vài ĐBQH ở địa phương thôi.
Các ĐBQH sắc sảo, có tư duy độc lập, có chính kiến rõ ràng chắc cũng không “hỏi mồi”. Vậy đối tượng "hỏi mồi" là ai, hỏi vì mục đích gì thì chúng ta có thể rõ rồi. Nhưng mục đích này có đạt được hay không tôi nghĩ là không nhiều, thậm chí không muốn nói là lợi bất cập hại.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/06c297893.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。