| Tuyên bố chung Vientiane: Hợp tác vì một Lưu vực sông Mekong bền vững | | Nhiều nước ASEAN “chạy đua” phát hành trái phiếu xanh | | "Chìa khóa" phát triển năng lượng xanh ở ASEAN |
| Vì một ASEAN xanh và bền vững |
Theo giáo sư Subramaniam, đại dịch Covid-19 và những cú sốc khác như xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu đã bộc lộ những điểm yếu trong chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN. Bỏ qua những rủi ro này có thể làm giảm những lợi ích to lớn mà ASEAN đã đạt được từ thương mại toàn cầu, cũng như làm giảm khả năng phục hồi mà khối này đang tích cực xây dựng. Về phương diện lịch sử, ASEAN luôn vượt qua khủng hoảng bằng sự kết hợp phù hợp giữa chính sách hiệu quả và cải cách thị trường, tăng cường ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự liên kết giữa các chuỗi giá trị toàn cầu - mạng lưới sản xuất xuyên biên giới đa quốc gia đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ ý tưởng ra thị trường - được mở rộng và tăng cường khi các tập đoàn đa quốc gia và nhà cung cấp nước ngoài đổ xô đến cơ sở sản xuất và lắp ráp tại khu vực, với lực lượng lao động trẻ, năng động và khả năng tiếp cận công nghệ, tri thức và đổi mới tốt hơn. Tới năm 2021, sự tham gia của chuỗi giá trị toàn cầu trong khu vực đã tăng trở lại, vượt qua mức của năm 2019. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành máy móc tăng mạnh, tiếp sau đó là sản xuất công nghệ trung bình và cao, cũng như các dịch vụ kinh doanh được tích hợp nhiều nhất vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các gói kích cầu của Chính phủ đã giúp ích, cùng với việc nới lỏng các hạn chế đi lại, nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ, thương mại điện tử gia tăng, cũng như thương mại với 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cao. Việc làm trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng đóng vai trò quan trọng. Hơn 1/4 việc làm tại Đông Nam Á có liên quan tới chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều người cho rằng chuỗi giá trị toàn cầu là nhân tố chính thúc đẩy sự phục hồi của khu vực vào năm 2021. Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị gần đây và một loạt các cú sốc bên ngoài khu vực cũng đặt ra những thách thức mới đối với ASEAN và các chuỗi giá trị của khối. Để đối phó với những thách thức mới này, các chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN cần phát triển để trở nên xanh hơn, cho phép các công ty sử dụng công nghệ tốt hơn và đào tạo người lao động nâng cao kỹ năng hơn nữa. Các nhà chức trách cần xem xét các mục tiêu về khí hậu trong mọi chính sách, kế hoạch và dự án. Đầu tư vào năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả trong việc kết nối điện năng với tiêu thụ là điều bắt buộc. Các chuỗi giá trị cần được đơn giản hóa và rút ngắn để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Cần thúc đẩy tốt hơn hợp tác nội khối để nắm bắt các cơ hội mới cho hội nhập khu vực và toàn cầu. ASEAN cũng cần duy trì biên giới luôn mở cửa cho thương mại - cách duy nhất đảm bảo đa dạng hóa và tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ và đối tác kinh doanh. Tác giả bài viết nhấn mạnh, các chuỗi giá trị toàn cầu đã giúp ASEAN mang lại sự thịnh vượng hơn cho người dân. Bằng cách chấp nhận những cải cách đúng đắn, ASEAN sẽ tiếp tục tiến bước trên con đường này. |