Quy định mới,địnhvềđặttecircndoanhnghiệpvagravenhữngbấtcậquả bóng đá số nhưng...
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên quy định về việc đặt tên mà vấn đề này đã được luật hóa tại Điều 32 trong Luật doanh nghiệp 2005 và tại Điều 14 trong Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký DN. Cụ thể, Điều 32 trong Luật DN năm 2005 có quy định về những điều cấm trong đặt tên DN như sau: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Và tại Điều 14 của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có quy định về những điều cấm trong đặt tên DN như sau: Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 1-1-2011... Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.
Công ty TNHH SG Vina ở Khu công nghiệp Tân Thành, thị xã Đồng Xoài - Ảnh: K.B