您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỉ số maroc】Sơn La: Đa dạng giải pháp tiêu thụ trái cây 正文

【tỉ số maroc】Sơn La: Đa dạng giải pháp tiêu thụ trái cây

时间:2025-01-10 22:58:41 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Trái cây Sơn La: Dấu ấn hành trình xuất ngoại Gần 200.000 tấn trái cây Sơn La được tiêu thụ nửa đầu tỉ số maroc

Trái cây Sơn La: Dấu ấn hành trình xuất ngoại Gần 200.000 tấn trái cây Sơn La được tiêu thụ nửa đầu năm 2024

Gần 190.000 tấn trái cây được tiêu thụ

TheơnLaĐadạnggiảipháptiêuthụtráicâtỉ số maroco thông tin từ Sở Công Thương Sơn La, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tiêu thụ 189.687 tấn quả các loại (đạt 50% tổng sản lượng cả năm), giá trị ước đạt trên 2.449 tỷ đồng. Một số cây ăn quả đã hoàn thành thu hoạch, như dâu tây, mận; đang vào vụ thu hoạch gồm xoài, chuối, chanh leo...

Sơn La: Đa dạng giải pháp tiêu thụ trái cây
Mận hậu Sơn La được bán tại Saigon Coop

Là vùng trồng trái cây chủ lực của Sơn La, để nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản, thời gian qua, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ trì phối hợp với các HTX tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại “Ngày hội Du lịch, Văn hóa Sơn La - Hủa Phăn năm 2024” tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Công Thương kết nối với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai và Công ty Minh Khai khảo sát vùng trồng, tìm mối liên kết tiêu thụ, xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.

Huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các HTX, hộ dân đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử Sendo, Shopee, Lazada, Postmart, Voso... để kết nối tiêu thụ. Đồng thời, hướng dẫn các tổ chức cá nhân quản lý tốt vùng nguyên liệu sản xuất nhãn đã được cấp chứng nhận; kiểm tra, giám sát các HTX về sổ sách ghi chép vùng trồng cây ăn quả, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân, cách thu hái, bảo quản, dán tem được cấp nhãn hiệu chứng nhận, như “Nhãn Sông Mã”, “Nhãn Sơn La”, “Dứa Sơn La”, “Xoài Sơn La”, “Thanh long Sơn La” và nhãn hiệu chứng nhận “Mía tím Sông Mã”... Duy trì 2.994 lò sấy long nhãn của các cơ sở chế biến trên địa bàn; trong đó 2.262 lò sấy thủ công; 732 lò sấy hơi nhiệt sạch để sản xuất chế biến vụ nhãn năm 2024.

Nhờ đó, nửa đầu năm, tổng sản lượng tiêu thụ cây ăn quả của huyện đạt trên 7.820 tấn (bằng 13,7% tổng sản lượng cả năm); giá trị ước đạt hơn 65 tỷ đồng. Một số sản phẩm quả vào vụ thu hoạch chính, như xoài, chuối, dứa, nhãn chín sớm... phần lớn được các doanh nghiệp, HTX thu mua cung cấp cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch ở các tỉnh, thành phố trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện, nhãn chính vụ chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã phối hợp với các HTX, doanh nghiệp thu gom đầu mối duy trì các bạn hàng truyền thống giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản của huyện.

Gia tăng giá trị nông sản nhờ chế biến sâu

Để nâng cao giá trị nông sản, Sở Công Thương Sơn La đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nhờ đó, quy mô sản xuất toàn tỉnh đã mở rộng, từng bước áp dụng công nghệ chế biến mới, tiên tiến, hiện đại. Qua đó đã giúp giá trị nông sản tăng lên.

Đơn cử, Trung tâm chế biến rau, quả xuất khẩu Doveco, huyện Mai Sơn sau hơn một năm đi vào hoạt động, hiện nay đã liên kết với các công ty, HTX, tổ hợp tác trên địa bàn các huyện để phát triển gần 1.300 ha ngô ngọt, dứa, chanh leo, rau chân vịt, đậu tương rau đáp ứng nguyên liệu cho chế biến. 6 tháng đầu năm 2024 tổng sản lượng các loại nông sản trung tâm đã thu mua chế biến đạt trên 14.000 tấn. Đặc biệt, trong vụ xoài, Trung tâm thu mua 6.440 tấn xoài đưa vào chế biến.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các nhà máy chế biến nông sản hoạt động hiệu quả, không ngừng mở rộng phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi liên kết, như: Công ty cổ phần Mía đường Sơn La ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ mía với gần 10.000 hộ; các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê với 12.000 hộ; Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu liên kết với gần 513 hộ trong chăn nuôi và hàng trăm hộ nông dân trong trồng ngô để phục vụ cho Nhà máy TMR... Các sản phẩm ngoài phục vụ thị trường trong nước, đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Thời gian tới, ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố tập trung bảo vệ vùng canh tác nông sản nguyên liệu, nhất là vùng trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, tiếp tục cấp mới, duy trì các mã số vùng trồng, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản phục vụ chế biến đối với nhà máy, phục vụ tiêu thụ đối với từng đầu mối, thị trường trong nước và xuất khẩu. Chỉ đạo giải quyết các vướng mắc vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến liên quan đến chuỗi liên kết, hợp đồng liên kết, cơ chế thanh toán giữa nhà máy với nông dân.

Đặc biệt, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Tăng cường theo dõi, phân tích và dự báo thị trường trong và ngoài nước để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Đảm bảo tiêu thụ ổn định, hạn chế rủi ro thị trường.

Để sản xuất sản phẩm ngày một đa dạng, tỉnh đang tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục liên quan đến dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Tiếp nhận, cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư 2/4 dự án, gồm: Dự án Nhà máy sản xuất ngũ cốc ăn liền và hoa quả sấy do Công ty cổ phần sản xuất và thương mại đầu tư VFI và dự án Nhà máy chế biến tinh bột biến tính BHL Sơn La do Công ty cổ phần chế biến nguyên liệu thực phẩm BHL làm nhà đầu tư.