设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kq bd u19 chau au】Bất cập trong phân giao kinh phí hoạt động: Trường học “thắt lưng buộc bụng” 正文

【kq bd u19 chau au】Bất cập trong phân giao kinh phí hoạt động: Trường học “thắt lưng buộc bụng”

来源:Empire777 编辑:Nhà cái uy tín 时间:2025-01-25 19:51:33

Báo Cà Mau(CMO) Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐND ban hành ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh Cà Mau, có hiệu lực vào ngày 1/1/2017.

Khoản 3, Điều 5, Chương 2 quy định rất cụ thể về mức phân giao kinh phí hoạt động cho các trường học ở nông thôn: “Trung học phổ thông 970 ngàn đồng/học sinh/năm; Trung học cơ sở 920 ngàn đồng/học sinh/năm; Tiểu học 880 ngàn đồng/học sinh/năm; Mẫu giáo 1.300.000 đồng/học sinh/năm; Nhà trẻ 1.450.000 đồng/học sinh/năm. Ấy vậy mà trên thực tế, nhiều địa phương thực hiện phân giao không đúng tinh thần nghị quyết, mỗi nơi làm một kiểu, dẫn đến tình trạng các đơn vị trường học, nơi trực tiếp đảm trách nhiệm vụ giáo dục lại phải “thắt lưng buộc bụng” để duy trì hoạt động.

Trường học gặp khó

Trường Tiểu học Đông Thới 3, xã Đông Thới, huyện Cái Nước có sĩ số 334 học sinh, tuy nhiên theo hiệu trưởng nhà trường Võ Văn Dững, kinh phí hoạt động thường xuyên của trường chỉ được cấp khoảng 80 triệu đồng trong năm học 2018-2019. Do điều kiện đặc thù, Trường Tiểu học Đông Thới 3 gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, vẫn phải duy trì 1 điểm lẻ ở ấp Nhà Thính. Khi được hỏi, với kinh phí hoạt động thường xuyên như vậy, có đảm bảo cho các hoạt động của trường, thầy Dững chia sẻ: “Kinh phí phân giao hoạt động thường xuyên do UBND huyện, phòng GD-ĐT quyết định nên nhà trường cố gắng sắp xếp để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng khó khăn lắm, muốn làm gì cũng phải tính toán chi li hết”.

Điều đáng nói là, với số tiền 80 triệu đồng/năm, nếu so sánh với quy định theo tinh thần Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh thì tỷ lệ phân giao kinh phí hoạt động thường xuyên chỉ đạt 27% (mức chi đủ gần 294 triệu đồng). Ngay cả Phó trưởng Phòng GD-ĐT Cái Nước Trần Quốc Trí khi được hỏi về tình trạng này, cũng lúng túng và hẹn sẽ có câu trả lời sau.

Thực tế, qua chuyến giám sát của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh về thực hiện chủ trương sắp xếp trường lớp, đội ngũ giáo viên và thực hiện các chính sách, chế độ giáo dục cũng chỉ ra rằng, tất cả các điểm trường được giám sát ở Đông Hưng, Lương Thế Trân từ bậc mầm non đến THCS đều chưa thực hiện đúng tinh thần nghị quyết HĐND trong phân giao kinh phí thường xuyên. Ở một số liệu cụ thể hơn, các thành viên của đoàn giám sát khẳng định, tỷ lệ phân giao kinh phí ở tất cả các trường thuộc địa bàn Cái Nước đều dưới mức 50% theo quy định.

Bậc học mầm non theo đánh giá là khó khăn nhất trong việc cân đối kinh phí hoạt động. (Ảnh chụp tại trường Mẫu giáo Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời).

Chia sẻ về vấn đề này, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau Ngô Ngọc Khuê cho rằng: “Các đơn vị trường học là nơi trực tiếp thực hiện công việc giáo dục, là nơi thầy cô và học sinh - các đối tượng thụ hưởng chính của chính sách, chế độ giáo dục. Đặc biệt là ở các trường học vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, nếu kinh phí hoạt động như thế thì rất khó đảm bảo”. Bà Khuê cũng băn khoăn rằng, liệu các trường có nắm được tinh thần Nghị quyết 03, đảm bảo được chính quyền lợi của mình hay không khi mức phân giao kinh phí hoạt động thường xuyên quá thấp. Trên thực tế, các trường đều có cập nhật và nắm rõ quy định, nhưng quyền phân giao là của UBND huyện trên cơ sở tham mưu của phòng tài chính và phòng GD&ĐT huyện. Bởi vậy, dù biết cũng phải chấp nhận và “liệu cơm gắp mắm” với số tiền có được.

Bậc học mầm non có lẽ vất vả nhất. Tại trường Mẫu giáo Hữu nghị Việt Đức, xã Lương Thế Trân, Hiệu trưởng nhà trường Hồng Kim Chủng cho biết: “Hơn 90 triệu đồng để duy trì 1 điểm chính, 5 điểm lẻ với hơn 250 cháu. Nhà trường phải huy động giáo viên làm thêm đồ chơi, dụng cụ học tập cho các em. Mỗi hoạt động đều phải rất cân nhắc, nếu vượt tầm thì... phải dừng lại. Tiết kiệm từ điện tới nước, văn phòng phẩm và nhiều hoạt động khác".

Theo cô Chủng, chủ trương vận động xã hội hoá chưa rõ ràng, nếu nhà trường kêu gọi, sợ xảy ra dư luận xấu. Do đó, cách tốt nhất là cứ “thắt lưng buộc bụng” để hoàn thành nhiệm vụ.

Mỗi nơi làm một kiểu

Khi bàn đến vấn đề phân giao kinh phí hoạt động thường xuyên cho các đơn vị trường học, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau Trần Ngọc Diệp cho biết: “Có 4 huyện thực hiện tương đối tốt nghị quyết là Ngọc Hiển, Năm Căn, U Minh và Phú Tân, các huyện còn lại mỗi nơi làm một kiểu”.

Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau Đoàn Quốc Khởi khẳng định: “Việc lập dự toán và phân giao kinh phí cho sự nghiệp giáo dục của Cà Mau đến năm 2020 không thiếu, nếu không nói là đã tính toán một cách có lợi nhất. Việc phân giao các địa phương làm chưa đúng tinh thần nghị quyết, giữ lại quá nhiều, gây khó khăn cho trường học là điều hết sức bất cập”.

Nguyên nhân được chỉ ra là do các địa phương, trực tiếp là thẩm quyền của HĐND, UBND huyện chưa thực sự quan tâm đến việc phân giao kinh phí đúng quy định. Việc giữ lại quá nhiều kinh phí hoạt động của các trường dù vì bất cứ mục đích nào cũng không hợp lý và chưa nghiêm túc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.

Ông Diệp khẳng định: “Nghị quyết của HĐND tỉnh là căn cứ pháp lý, là văn bản gốc để tuân thủ làm theo, không thể hiểu khác đi và làm theo ý chí chủ quan được”. Trên thực tế, một số huyện như Cái Nước giữ lại kinh phí để thực hiện chủ trương sửa chữa trường lớp tập trung. Nghĩa là các trường học có nhu cầu thì báo cáo về và trên tính toán để lập dự án, phân giao kinh phí. Trong khi đó, kinh phí chi hoạt động thường xuyên theo nghị quyết đã bao gồm cả kinh phí sửa chữa nhỏ. Tại huyện Trần Văn Thời, kinh phí chi hoạt động thường xuyên của các trường còn phải phân ra để trả lương cho khoảng 180 giáo viên hợp đồng. Rõ ràng các địa phương đã thực hiện nghị quyết theo một cách rất... "sáng tạo”.

Tại phiên làm việc với các bên liên quan vấn đề này, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải nhận định: “Cần phải nắm thông tin một cách toàn diện, xem các địa phương đã thực hiện phân giao kinh phí cho sự nghiệp giáo dục có đúng chưa, có đủ chưa. Không thể để tỉnh thì phân giao đủ, có lợi nhưng về tới các trường thì cứ kêu thiếu, than khó. Phải thực hiện thống nhất, nghiêm túc. Tại sao có 4 huyện làm được mà các huyện khác thì chưa?”. Ông Khải nhấn mạnh, dù có linh động như thế nào thì quy định của nghị quyết HĐND phải đảm bảo được thực thi, không vì bất cứ lý do gì mà để các trường học gặp khó khăn trong hoạt động.

Riêng ông Đoàn Quốc Khởi đánh giá: “Việc phân giao kinh phí chi hoạt động thường xuyên cho các trường học, theo giải thích của một số địa phương là không hợp lý, không đúng theo quy định. Kinh phí của các trường phải chuyển về các trường chứ không được giữ lại dù bất cứ lý do nào khác”. Có thể thấy, sau hơn 2 năm có hiệu lực, Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn được thực hiện rất mù mờ, chưa thống nhất. Các đơn vị thụ hưởng, các đối tượng thụ hưởng là trường học, giáo viên và học sinh, nhất là ở những vùng nông thôn khó khăn vẫn phải loay hoay trong bài toán kinh phí hoạt động./.

Phạm Nguyên

热门文章

1.9256s , 7251.5546875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kq bd u19 chau au】Bất cập trong phân giao kinh phí hoạt động: Trường học “thắt lưng buộc bụng”,Empire777  

sitemap

Top