当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả u19 croatia】Tổng tài sản doanh nghiệp nhà nước đạt hơn 3,015 triệu tỷ đồng

【kết quả u19 croatia】Tổng tài sản doanh nghiệp nhà nước đạt hơn 3,015 triệu tỷ đồng

2025-01-25 14:39:28 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Mức đóng góp nguồn thu cho NSNN của các DNNN có xu hướng tăng.

Mức đóng góp nguồn thu cho NSNN của các DNNN có xu hướng tăng.

Tổng doanh thu đạt 1.605.050 tỷ đồng,ổngtàisảndoanhnghiệpnhànướcđạthơntriệutỷđồkết quả u19 croatia tăng 8% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận kế toán trước thuế của các DNNN đạt 167.579 tỷ đồng, tăng 26% so với thực hiện 2016.

Lợi nhuận trước thuế của DNNN tăng 26%

Theo báo cáo, tỷ trọng tài sản cố định của DNNN bình quân chiếm 39% tổng tài sản. Trong đó khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con có tổng tài sản là 2.776.384 tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản. Các công ty TNHH MTV độc lập còn lại có tổng tài sản là 239.094 tỷ đồng, chiếm 8%.

Vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1.371.561 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2016. Tổng doanh thu đạt 1.605.050 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận kế toán trước thuế của các DNNN đạt 167.579 tỷ đồng, tăng 26% so với thực hiện 2016. Tuy nhiên, mức tăng lợi nhuận của các khối DNNN có sự phân biệt rõ rệt. Khối các tập đoàn tăng 44% về lợi nhuận, song khối các tổng công ty lại có mức lợi nhuận giảm 7%. Khối công ty mẹ - con và khối các DN độc lập đạt mức tăng lợi nhuận lần lượt là 8% và 12%.

Trên cơ sở doanh thu, lợi nhuận này, tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập DN/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) bình quân chung của các DNNN năm 2017 là 10,2%, tăng so với năm 2016 là 7,6%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập DN/tổng tài sản (ROA) bình quân chung của các DNNN năm 2017 là 7,4%, tăng so với mức 5,7% của năm 2016. Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) của các DNNN là 219.469 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện 2016.

Với kết quả tổng hợp trên, các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 của các DNNN đều có xu hướng tăng lên so với năm 2016. Mức đóng góp nguồn thu cho NSNN của các DNNN cũng tăng.

Tách người quản lý DNNN khỏi chế độ viên chức, công chức

Để tiếp tục đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN trong thời gian tới, Chính phủ đã đề xuất một loạt giải pháp cả về thể chế, điều hành và giám sát. Theo đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội sớm thông qua Chương trình xây dựng pháp luật giai đoạn 2019 – 2020, trong đó bổ sung các đề án sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến DNNN theo đúng tinh thần Nghị quyết 12 của Hội nghị Trung ương 5 và Nghị quyết số 60 của Quốc hội; kịp thời có Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với những vấn đề mới phát sinh liên quan đến cơ cấu lại DNNN, xử lý các tồn tại, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN do Chính phủ trình. Tăng cường công tác giám sát của các đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đối với việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, Chính phủ tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN và DN có vốn nhà nước. Trong năm 2019 và 2020, hoàn thành việc rà soát, báo cáo Quốc hội ban hành các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến DNNN gồm: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phá sản; Bộ luật Lao động…

Việc sửa đổi các luật sẽ theo hướng thực hiện việc tách người quản lý DNNN khỏi chế độ viên chức, công chức để đổi mới quản trị, nâng cao năng lực cán bộ quản lý theo tinh thần Nghị quyết 12; tiếp cận chính sách tiền lương đối với người lao động trong DNNN theo tinh thần Nghị quyết 27 của Hội nghị Trung ương 7.

Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoàn thành việc phê duyệt phương án cơ cấu lại các DN thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định tại Quyết định 707 của Thủ tướng Chính phủ và hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn, xử lý dứt điểm tồn tại, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn 2018 – 2020.

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ việc phải gắn kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị và DN; bổ sung nội dung kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong việc chấp hành kỷ luật hành chính khi thực hiện kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DN; trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức, hoàn thành kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo đúng tinh thần Nghị quyết 60.

H.Y

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读