您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【xem trực tiếp bóng đá ngoại hạng】Doanh nhân, doanh nghiệp hiến kế phát triển kinh tế làng nghề 正文

【xem trực tiếp bóng đá ngoại hạng】Doanh nhân, doanh nghiệp hiến kế phát triển kinh tế làng nghề

时间:2025-01-11 21:01:37 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Trưởng Ban KTTW phát biểu chỉ đạo diễn đàn. Ảnh: Ban KTTWChiều 27/12, Ban Kinh tế Trung ương (KTTW) xem trực tiếp bóng đá ngoại hạng

Ban KTTW

Trưởng Ban KTTW phát biểu chỉ đạo diễn đàn. Ảnh: Ban KTTW

Chiều 27/12,ândoanhnghiệphiếnkếpháttriểnkinhtếlàngnghềxem trực tiếp bóng đá ngoại hạng Ban Kinh tế Trung ương (KTTW) phối hợp với Tỉnh ủy Bắc Ninh và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp, doanh nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế làng nghề”. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban KTTW, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế" tham dự và chỉ đạo diễn đàn.

Kim ngạch xuất khẩu từ làng nghề đạt 1,7 tỷ USD/năm

Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay cả nước có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận, thu hút khoảng 11 triệu lao động tham gia. Các sản phẩm làng nghề của cả nước đã xuất khẩu sang khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD mỗi năm.

Các làng nghề đã giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn đã cho thấy, làng nghề trong cả nước phát triển còn chậm, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, thiếu mặt bằng sản xuất, khả năng tiếp cận vốn khó khăn, yếu kém về quản trị cơ sở và tiếp thị, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, hoạt động và quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, tự phát. Đặc biệt, vấn đề tồn tại và khó khăn lớn nhất hiện nay chính là vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề…

Những vấn đề này đã và đang đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những tồn tại, bất cập để làng nghề được phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương với phương châm có hiệu quả về kinh tế - giữ được giá trị văn hóa - môi trường được đảm bảo.

Cần cơ chế để người dân tiếp cận vốn phát triển kinh tế làng nghề

Tại diễn đàn, ông Hồ Xuân Hùng, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đã nêu ra thực trạng của các làng nghề hiện nay đó là chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất còn đang rất thiếu và yếu vì thế nó đã ảnh hưởng đến sự tồn vọng của làng nghề.

ban KTTW
Trưởng Ban KTTW Nguyễn Văn Bình thăm làng nghề Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Ảnh: Ban KTTW

Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra thực trạng thiếu nguồn vốn để các làng nghề phát triển. “Một trong những nguyên nhân của việc mẫu mã sản phẩm làng nghề chưa phong phú, đa dạng là do sản phẩm được sản xuất ngay tại gia đình. Các gia đình là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, chế tác sản phẩm theo kiểu “cha truyền, con nối”… nên không đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn. Nguồn vốn để đưa vào sản xuất chủ yếu là tự thân vận động nên phải quay vòng vốn theo phương thức thủ công: Vay mua nguyên liệu- sản xuất ra sản phẩm- bán thu tiền- thu hồi vốn tái đầu tư sản xuất. Với cách làm này chỉ cần một rủi ro nhỏ xảy ra, các hộ gia đình sẽ có nguy cơ mất sạch vốn”, ông Hùng nhấn mạnh.

Hơn nữa, ông Hùng cũng cho biết, mặc dù thời gian gần đây, các chính sách quản lý của nhà nước đã được ban hành và triển khai nhưng việc tiếp cận nguồn vốn đối với người dân vẫn còn quá xa vời bởi rất nhiều rào cản về cơ chế, chính sách. Để tiếp cận được nguồn vốn, người dân phải vượt qua được hàng loạt các thủ tục hành chính rườm rà nên họ rất nản và nhiều khi chấp nhận vay vốn theo kiểu “tín dụng đen” với lãi suất rất cao để có vốn sản xuất.

Theo đó, ông Hùng kiến nghị, tới đây cần phải bãi bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với các hộ gia đình, các cá thể trực tiếp sản xuất để họ có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn chính thống.

TS. Dương Đình Giám, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp cũng đưa tới diễn đàn giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm làng nghề.

Theo ông Giám, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm làng nghề là do đa số các làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ cũng như thông tin thị trường. Hơn nữa, việc quy hoạch các làng nghề còn hạn chế về số lượng do thiếu sự đồng bộ, công tác quản lý còn chồng chéo.

Cũng theo ông Giám, hiện nay một mô hình quy hoạch đang được triển khai là: Chính quyền địa phương và các hộ sản xuất trong làng nghề cùng xem xét phương án quy hoạch, đưa khu vực sản xuất làng nghề ra khỏi nơi sinh hoạt của gia đình. Địa phương sẽ quy hoạch khu đất riêng, các hộ gia đình sẽ được cho thuê đất để chuyển hướng sản xuất ra ngoài. Hạ tầng cơ sở sẽ do địa phương và hộ nghề cùng góp vốn xây dựng. Mô hình này đã được thực hiện thành công tại một số địa phương và vì thế rất cần nhân rộng tại các địa phương có làng nghề trong khắp đất nước. Tuy nhiên cũng theo ông Giám, để làm được điều này, các địa phương phải có phương án bố trí mặt bằng quỹ đất cho việc di dời này.

Ngoài ra, các đại biểu tham dự diễn đàn còn “hiến kế” trong việc tạo nguồn nguyên liệu, phát triển thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm, truyền nghề và phát triển nguồn nhân lực…

Phát biểu chỉ đạo diễn đàn, Trưởng Ban KTTW Nguyễn Văn Bình đề nghị Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và các cơ quan quản lý hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tại các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn nắm bắt được các cơ chế chính sách và pháp luật của nhà nước. Đồng thời, chính quyền các địa phương cần quan tâm lắng nghe, chỉ đạo để phát triển kinh tế làng nghề lành mạnh; quan tâm phát triển kinh tế hợp tác để liên kết trong sản xuất giúp giải quyết các khó khăn của nhân dân. “Các cơ quan quản lý cần tách biệt giữa ngành nghề ở nông thôn với các làng nghề truyền thống để từ đó hoạch định lại, có cơ chế chính sách để giúp nhân dân định hình được hướng đi phù hợp”, Trưởng Ban KTTW nhấn mạnh.

An Nhi