Để khởi động tiến trình Anh rời khỏi EU,ếhoạchBrexitcủatânThủtướnhận định u23 hàn quốc còn gọi là “Brexit”, tân Thủ tướng Anh phải áp dụng Điều 50 của Hiệp ước Lisbon. Bà May cho biết sẽ khởi động tiến trình này vào năm tới, nhưng có thể bà sẽ đối mặt với sức ép lớn buộc phải đẩy nhanh kế hoạch này. Một số nhà lãnh đạo chiến dịch vận động cho Brexit muốn tiến trình pháp lý này được bắt đầu ngay lập tức. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo EU cũng hối thúc Anh hành động nhanh hơn. Tuy nhiên, bà May tuyên bố Anh không cần vội vã và bà muốn London cân nhắc các nội dung ưu tiên trong đàm phán trước khi thực hiện Điều 50, chính thức bắt đầu thời hạn hai năm tiến hành các cuộc đàm phán về Brexit. Bà May vốn không ủng hộ chiến dịch rời EU, nhưng bà nhấn mạnh “Brexit là Brexit” và rằng nguyện vọng của các cử tri phải được tôn trọng. Bà May cho biết bà sẽ bổ nhiệm một “bộ trưởng chuyên trách về Brexit” tương đương chức bộ trưởng khác trong nội các và thành lập “Bộ Brexit” để chỉ đạo các cuộc đàm phán với các quốc gia châu Âu khác. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản, bởi hàng nghìn hiệp ước và thỏa thuận hiện hành sẽ bị hủy bỏ. Anh cũng sẽ phải tìm kiếm các thỏa thuận thương mại mới với các đối tác trước đây của EU. Rất nhiều bộ phận trong hệ thống kinh tế và tư pháp của Anh có sự liên hệ chặt chẽ với EU trong suốt nhiều thập kỷ qua nhưng các mối quan hệ giờ đây sẽ trở nên rất căng thẳng. Chỉ riêng việc tách Anh khỏi bộ máy tổ chức của EU cũng sẽ dẫn đến việc phải thiết lập một bộ máy tổ chức mới. Tuy nhiên, tương lai chính trị của bà May phụ thuộc vào sự thành bại của thỏa thuận “ly hôn” và bà có thể sẽ lựa chọn việc can thiệp trực tiếp, nhất là trong các cuộc đàm phán nhạy cảm với giới lãnh đạo EU. Liệu bà May có giữ được Anh ở lại thị trường chung châu Âu hay không sau khi Anh rời khỏi EU cũng đang là ẩn số lớn. Bà May từng nói bà muốn các công ty Anh được tiếp tục giữ quyền tiếp cận tự do các thị trường sinh lợi lớn ở châu Âu, nhưng bà nhấn mạnh rằng Anh có thể sẽ không chấp nhận điều khoản đi lại tự do của EU, cho phép các công dân EU được tới Anh mà không gặp hạn chế nào. Các nhà lãnh đạo châu Âu, với các nguyên tắc cơ bản của EU, có thể sẽ không trao cho Anh quyền tiếp cận tự do các thị trường châu Âu nếu nước này không chấp nhận điều khoản này. Đây thực sự là điểm mấu chốt của vấn đề, và nó sẽ gây ra nhiều trở ngại cho cả hai bên trên con đường tìm kiếm sự đồng thuận. Bà May lên nắm quyền không qua bầu cử và phe đối lập đang kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử sớm. Cuộc bầu cử này nếu được tiến hành chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch thực thi Brexit của bà May. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới theo kế hoạch được tổ chức vào năm 2020 nhưng Nghị viện Anh có quyền sắp xếp một cuộc bầu cử sớm. Khi bắt đầu tham gia cuộc chạy đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi tháng 6 vừa qua, bà May tuyên bố không thấy cần thiết phải tổ chức tổng tuyển cử sớm. Một khi lên nắm quyền, có khả năng bà May sẽ yêu cầu Nghị viện tổ chức bầu cử sớm nếu bà cảm thấy cuộc bầu cử này sẽ giúp gia tăng số ghế của đảng Bảo thủ trong Nghị viện. Nếu cuộc tổng tuyển cử được tổ chức, và nếu một ứng cử viên ủng hộ mạnh mẽ việc Anh ở lại EU giành chiến thắng, điều này sẽ có tác động thực sự tới kế hoạch Brexit. Tuy nhiên, bà May khó có khả năng “liều lĩnh” chấp nhận một cuộc bầu cử sớm trừ phi bà tự tin vào việc sẽ giành chiến thắng. |