【kqbd santos】Khó khăn công nhận lại thương hiệu Global GAP
Tại Vĩnh Long, với sự nỗ lực thực hiện của ngành chức năng và địa phương, sau nhiều lần đánh giá nghiêm ngặt của Tổ chức đánh giá thẩm định tiêu chuẩn quốc tế (SGS) tại Việt Nam, 2 loại trái cây đặc sản chủ lực của tỉnh đã nhận được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP. Đó là bưởi Năm Roi của Hợp tác xã (HTX) bưởi Năm Roi Mỹ Hòa huyện Bình Minh được công nhận vào tháng 9-2008 và chôm chôm Java của HTX chôm chôm Tân Khánh, xã Tích Thiện huyện Trà Ôn được công nhận ngày 24-2-2012.
Tuy nhiên, đến nay thời hạn của các giấy chứng nhận này đều đã hết, việc tái công nhận tiêu chuẩn Global GAP cho 2 loại trái cây này đều rất khó khăn do không có kinh phí thực hiện và nguy cơ mất thương hiệu Global GAP là rất cao.
Đối với bưởi Năm Roi, diện tích bưởi trên toàn tỉnh là 7.500 ha, ước tính hàng năm cung cấp trên 50% sản lượng bưởi cả nước. Theo đánh giá của một số xã viên HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, khi được công nhận Global GAP, HTX phát huy hiệu quả tốt, vườn bưởi của các xã viên đều tăng năng suất, chất lượng và giá bán tăng thêm 10-20%. Năm 2010, chứng nhận Global GAP của bưởi Mỹ Hòa đã đến hạn tái kiểm định để công nhận lại nhưng HTX không thực hiện được vì thiếu kinh phí.
Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa cho biết: Do quá trình đầu tư tái công nhận Global GAP của HTX đến nay vẫn chưa thực hiện được nên có một số hộ trong HTX đã rút ra và tham gia vào quy trình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn Global GAP của Cty TNHH The Fruit Republic. Công ty này đang hỗ trợ và hướng dẫn nông dân tham gia chương trình thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc, tỉa cắt cành và bao trái để phòng chống sâu đục trái bưởi. Số hộ còn lại trong HTX vẫn đang trông chờ sự hỗ trợ của cấp trên để tiếp tục sản xuất theo quy trình Global GAP.
Để tháo gỡ khó khăn về kinh phí tái công nhận Global GAP, ông Nguyễn Thành Phan, Bí thư huyện ủy Bình Minh cho biết: Huyện đã báo cáo và sẽ có văn bản đề xuất tỉnh hỗ trợ phần kinh phí này. Phía ngành chuyên môn, ông Phan Nhật Ái, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thì cho biết: Nhận được văn bản đề nghị của địa phương, Sở sẽ cử cán bộ chuyên môn đi thẩm định. Nếu hợp lý Sở sẽ trình UBND tỉnh phương án hỗ trợ hoặc tìm kiếm doanh nghiệp phối hợp với địa phương hỗ trợ cho HTX.
Cũng có ý kiến cho rằng HTX không khẩn trương xúc tiến hồ sơ, nguồn lực mà trông chờ vào cấp trên. Vì vậy, nguy cơ mất chứng nhận Global GAP là rất lớn. Số tiền HTX cần hỗ trợ khoảng 8.000 USD, nếu Ban chủ nhiệm HTX chủ động và tích cực, địa phương và ngành chức năng phối hợp chặt và kịp thời để tìm giải pháp tháo gỡ thì đây không phải là một khó khăn lớn.
Chôm chôm Java của HTX chôm chôm Tân Khánh, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn cũng đang đứng trước nguy cơ như thế. HTX chôm chôm Tân Khánh có trên 80 ha đất tại vùng cù lao Tân Quy thuộc ấp Tích Khánh, xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn. Đây là vùng đất do phù sa bồi đắp, rất thích hợp trồng chôm chôm, măng cụt, sầu riêng…Có 41 hộ tham gia HTX chôm chôm Tân Khánh, thực hiện sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn “thực hành tốt nông nghiệp” và được Công ty Cafecontrol khảo sát, đánh giá cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGap.
Ngày 24-2-2012, HTX chôm chôm Tân Khánh đã được nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho sản phẩm chôm chôm Tân Khánh với diện tích 27 ha. Đây được xem là bước ngoặt mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện nói chung và cho cây chôm chôm HTX Tân Khánh nói riêng. Đến cuối tháng 12-2012, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP của 41 hộ nông dân thuộc HTX chôm chôm Java Tân Khánh đã hết hạn. Để được tái công nhận trở lại, HTX phải đáp ứng được khoản kinh phí gần 100 triệu đồng trong khi đó HTX lại không có kinh phí.
Trong xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại, để sản phẩm nông nghiệp đủ sức cạnh tranh và vươn xa trên thị trường quốc tế, việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất sạch, an toàn theo quy trình GlobalGAP là điều tất yếu. Nhưng hiện nay, tại Vĩnh Long, có một nghịch lý là ngành chuyên môn đang tăng cường khuyến cáo, hướng dẫn, vận động nông dân phát triển sản xuất nông sản và xây dựng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP; khi đã đạt rồi lại không đủ sức duy trì và thực hiện tái công nhận tiêu chuẩn.
Nếu các ngành chức năng và địa phương không có giải pháp hỗ trợ tích cực đối với những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP thì việc nông dân xin ra khỏi các mô hình sản xuất sạch như ở HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa là chuyện rất đáng tiếc./.
Phạm Thị Bình
相关文章
Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
Nhận định bóng đá U19 Cần Thơ với U19 Đồng Tháp hôm nayCác chuy&ec2025-01-13Thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, sáng 1/6, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Cà Mau thành lập các đoàn đến thăm v2025-01-13Arsenal tăng lương “khủng” giữ chân người hùng Aubameyang
Trong bối cảnh người hùng Pierre - Emerick Aubameyang lần thứ hai liên tiếp từ chối cam2025-01-13Soi kèo phạt góc Empoli vs Torino, 02h45 ngày 14/12
Soi kèo phạt góc Empoli vs TorinoKÈO: 0:1/2Trận đấu thuộc vòng 16 Serie2025-01-13Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
XEM CLIP:Lửa bao trùm ô tô chở khách trên đèo Khánh L&2025-01-13TMP nỗ lực vận hành phát điện an toàn và hiệu quả
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng t2025-01-13
最新评论