【romania liga】Ký sự trong chuyến học tập kinh nghiệm Quản lý nợ thuế ở Nhật Bản (bài 1)
NHỮNG ĐIỀU 'MẮT THẤY TAI NGHE' LẦN ĐẦU Ở NHẬT
Tôi may mắn được tham gia Đoàn gồm có với 15 người,ýsựtrongchuyếnhọctậpkinhnghiệmQuảnlýnợthuếởNhậtBảnbàromania liga trong đó có 1 nhân viên điều phối Jica Nhật Bản tại Hà Nội và 14 cán bộ là lãnh đạo các cấp Tổng cục, Vụ, Cục, Phòng của ngành Thuế.
Chúng tôi rời Hà Nội lúc gần 01h sáng ngày 5/4/2015 trên máy bay Japan Ailines, đã từng đi nhiều hãng hàng không theo nhiều loại vé khác nhau, nhưng khi đi máy bay Nhật Bản tôi có cảm giác thật thoải mái và được phục vụ với thái độ thật ấn tượng.
Đoàn đến Nhật Bản khi trời vừa sáng. Sân bay Tokyo hiện ra với ấn tượng và khung cảnh của một trong những sân bay lớn, hiện đại bậc nhất trên thế giới. Vẫn biết Nhật Bản có tiếng là nhanh gọn về thủ tục hành chính, nhưng với hàng chục chuyến bay đến cùng lúc, nhưng thủ tục nhập cảnh, hải quan… họ giải quyết nhanh hơn tôi tưởng tượng nhiều.
Trên đường từ sân bay về qua khu vực ngoại thành và thành cổ Tokyo, cả đoàn đều trầm trồ trước cảnh đẹp của hoa anh đào nở rực trên các tuyến đường, nhiều rừng hoa bạt ngàn trên các quả đổi lúp xúp tự nhiên.
Hoa nở đầy bên các dòng sông, khe suối, nhiều và rất đẹp, đủ màu sắc! Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất là giao thông, trên đường toàn xe oto láng cóng như là xe mới, trời mưa lất phất nhưng xe không thấy bùn đất bám bẩn. Điều khá ngạc nhiên nữa là đang vào giờ cao điểm mọi người đến nhà máy, công sở… nhưng sao mà vắng như Hà Nội nửa đêm về sáng.
Như đoán được ý nghĩ này của chúng tôi, người phiên dịch cho đoàn giải thích rằng: "Giờ này phần lớn người Nhật đang ở dưới lòng đất (tàu điện ngầm) cả các anh ạ!..".
Chúng tôi được bạn sắp xếp ở Ký túc xá Jica, trên đường đi cũng có cảm giác “hơi buồn buồn”, bởi vì sao họ không cho ở khách sạn? Khi đến nơi thấy cũng ổn, trải nghiệm cũng cảm giác thú vị. Trung tâm Jica ở trên triền đồi và ở Nhật khi xây dựng vẫn giữ nguyên địa hình đồi núi, sông, suối, cỏ cây… không san ủi cố tạo mặt bằng như Việt Nam mình.
Tòa nhà Jica cũng như hầu hết các tòa nhà khác ở Nhật nhìn ngoài khó đoán là mấy tầng, vào thang máy thấy sơ đồ các tầng cũng hơi lạ, bởi chỗ này thì 10 tầng, chỗ khia 9,8,7… Tìm hiểu ra mời biết, vì họ xây dật cấp từ chân đồi lên, không san ủi mặt bằng.
Khuôn viên, đường phố ngập tràn hoa anh đào và các loại cây um tùm kéo từ đỉnh đồi xuống suối như rừng tự nhiên. Đường phố cũng vậy, họ để địa hình tự nhiên lên dốc, xuống đồi… đường không rộng nhưng sạch sẽ vô cùng. Chúng tôi được giới thiệu, Nhật Bản có hệ thống rửa đường về đêm, khó tin, nhưng có lẽ có thật mới sạch đẹp như thế.
Vào đến khu ký túc xá, Jica họ bố trí mỗi người ở 1 phòng, họ tập trung cả đoàn và hướng dẫn nơi ăn, chốn nghỉ giống như ta hướng dẫn các cháu đến trường mầm non buổi đầu!.
Tôi mở cửa phòng thấy ngạc nhiên, cái gì cũng mini, họ thiết kế thật khéo léo: Chỉ khoảng hơn 10 m2 mà cái gì cũng đủ: giường ngủ, bàn làm việc, tivi, tủ lạnh, điều hòa, điện thoại, phòng vệ sinh cao cấp với các thiết bị tự động giống như khách sạn 5 sao ở Việt Nam mình…
Nghe nói Nhật hiếm khi mất điện, nhưng đầu giường nào cũng gắn sẵn 1 đèn pin. Phòng nhỏ nhưng lại rất thoáng, có ban công đón ánh sáng tự nhiên và nhất là để ngắm nhìn không gian, ngắm hoa anh đào từ ban công. Có một điều làm những người “nghiện” thuốc lá như chúng tôi hơi lo lo trước khi đến Nhật, bởi họ cấm hút nơi công cộng.
Song “mục sở thị” mới biết họ thật khoa học, họ ra lệnh cấm và người dân thực hiện được vì có giải pháp phù hợp. Trong công sở, mỗi tầng họ có 1 phòng hút thuốc như ở sân bay, ngoài đường cũng vậy tại các tụ điểm đông người đều có, rất sạch sẽ, có hệ thống điều hòa nhiệt độ, máy khử mùi hẳn hoi. Vì vậy chúng tôi gọi đùa đây là phòng giao ban!
Đoàn công tác ngành Thuế Việt Nam đến thăm và làm việc tại Chi cục thuế vùng Kyoto (Nhật Bản). |
Ngày đầu tiên (Chủ nhật), đoàn được tùy nghi di tản… chúng tôi rủ nhau đi taxi đến khu phố trung tâm thương mại ở Tokyo. San sát hàng chục siêu thị đủ loại: Từ hàng hiệu nổi tiếng thế giới cho đến cả hàng Trung Quốc được bày bạt ngàn, có cả madein Vietnam, Lào… nữa nhé!
Nhưng tìm hàng hóa “made in Japan” thì quả là phải kỳ công. Cùng một chủng loại, một thương hiệu nhưng chênh nhau giữa “Xịn Nhật” và “China”… có khi giá cả chênh đến gấp hai ba lần.
Mấy anh, chị đã được đi nhiều nơi có kinh nghiệm thì chưa vội mua sắm, vài anh chị khác chỉ sau vài ba chục phút đã lặc lè tay xách nách mang… Một điều lạ ở siêu thị Nhật là họ không bán số lượng nhiều cho khách hàng. Họ giải thích là ảnh hưởng cung cầu ngắn hạn của Nhật, kể cả mua hàng Nhật cũng vậy.
Tôi và bác Trưởng Đoàn chưa hứng thú mua sắm, anh em rủ nhau ngắm phố và đều buột miệng “Trung tâm Tokyo không đẹp bằng Hà Nội”,bởi đường phố của họ nhiều tầng bê tông, nhà cao chọc trời, cây xanh chả thấy đâu? Rồi nhìn thấy cảnh người đi hối hả vừa chạy vừa ăn…
Một điểm nữa cũng làm chúng tôi tò mò, đó là ở Tokyo thật hiếm người ăn mặc đẹp, chỉ thấy họ ăn vận tuềnh toàng vải vóc màu tối… cứ khoảng 5-10 phút lại xuất hiện dòng người như kiến chạy từ “âm phủ” lao nhanh lên phố, vụt vào các tòa nhà… Anh em tôi vừa đi vừa nói chuyện đến khu phố khác. Cảnh tượng ngược lại con phố bên kia, lại gặp dòng người vừa chạy vừa ăn lao xuống “âm phủ” có lẽ họ lo chậm chuyến tàu điện về ngoại ô.
Đến giờ hẹn trước, ra về chúng tôi rủ nhau đi tàu điện ngầm, mua vé tự động, soát vé tự động… Đã đi nhiều nơi, thế nhưng khi bước xuống “âm phủ” vẫn thấy là lạ, cứ như ở mình đang ở phố đêm Sài Gòn, tấp nập cửa hàng, cửa hiệu… hành lang như đường phố “dương gian”.
Mải tò mò ngắm cảnh “hoạt động của người dưới âm” tôi lên nhầm tàu điện, thoáng chút bối rối, tôi lấy điện thoại mở ngay Google vào trang web dịch Việt Nhật, gõ điều cần hỏi đưa cho mấy cô cậu sinh viên Nhật đứng cạnh và nói: Konichiwoa!(xin chào!); Watashi wa be to na mu jin desu (Tôi là người Việt Nam); Michi ni mayoi ma shi ta (Tôi bị lạc) Ta su ke te (Hãy giúp tôi)… thật tuyệt, các bạn sinh viên dùng ngay Goole tra cứu từ trả lời phù hợp: "Xin ông yên tâm! Ông đưa địa chỉ nơi ông cần đến cho tôi"! Họ đã không những vui vẻ hướng dẫn cho tôi chuyển sang chuyến tàu điện phù hợp, mà còn đi cùng tôi về gần Ký túc xá Jica…
Về chuyện ăn uống, buổi ăn sáng (ăn bufer tại Ký túc xá Jica lúc 7h30) cũng lại làm cho tôi có thêm một bất ngờ: Có rất nhiều món ăn nhưng họ chỉ phép chọn ăn 2 món và 1 món hoa quả, riêng đồ uống tùy ý (ăn hết cũng không được lấy thêm, trả thêm tiền cũng không được).
Có vài người nước ngoài (hình như Châu Phi) lấy hơi nhiều, nhân viên phục vụ xua tay…uu..sisi nghe như tiếng Nghệ An quê tôi, hỏi người phiên dịch thì họ nói: Đề nghị lấy ít thôi, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe, lãng phí cho xã hội… Chúng tôi đã trải qua thời bao cấp rồi, nay thấy cảnh sinh hoạt như vậy thì cũng cảm thấy là lạ.
Một số buổi ăn tối, chúng tôi rủ nhau đến các nhà hàng Nhật để tìm hiểu ẩm thực, nhiều món ngon hơn các nhà hàng “Nhật lai Việt” ở các thành phố bên ta. Nhưng ở đây, khách muốn trả tiền để gọi thêm “nếm cho đã”, nhưng vẫn bị người bán hàng nhắc nhở …“uu…sisi…” như ở Jica./.
(Bài 2: Vài mẩu chuyện về công sở và công chức thuế của Nhật)
Nguyễn Hồng Hải – Phó Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An