当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ số suwon】Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh chiến dịch “Nhành Ô liu”

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch “Nhành Ô liu” tấn công mạnh mẽ vào lực lượng an ninh biên giới Syria do Mỹ huấn luyện và thành lập đã làm cho Washington khó xử.

Binh sĩ và xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ),ổNhĩKỳđẩymạnhchiếndịtỷ số suwon chuẩn bị tiến vào khu vực Afrin, miền Bắc Syria. Nguồn: THX/TTXVN

Nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, những ngày qua Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy mạnh cuộc tấn công nhằm vào lực lượng vũ trang người Kurd tại Afrin, Syria và đã chiếm được một vị trí chiến lược tại khu vực này. Bộ chỉ huy chiến dịch “Nhành Ô liu” của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, hiện các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với pháo binh đã đánh chiếm núi Barsaya, gần vùng Afrin do người Kurd kiểm soát ở Tây Bắc Syria. Khu vực này có vị trí quan trọng khi nhìn ra cả các thị trấn Kilis và Azaz, nằm sát biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, các lực lượng của nước này sẽ quét sạch các phần tử khủng bố ở toàn bộ khu vực biên giới với Syria. Đây là dấu hiệu cho thấy chiến dịch “Nhành Ô liu” của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Afrin có thể sẽ được mở rộng và kéo dài thêm nữa.

Mới đây, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết đã có 42 dân thường thiệt mạng kể từ ngày 20-1 đến nay, trong đó có 12 trẻ em. Mặc dù phía Ankara đã lên tiếng phủ nhận tấn công vào dân thường nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Mặt khác, theo giới quan sát, dù có cùng mục tiêu là chống chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad, nhưng bất kỳ động thái quân sự nào của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin cũng có thể đe dọa nỗ lực của Mỹ nhằm ổn định tình hình ở Bắc Syria và nguy cơ đụng độ giữa lực lượng của 2 thành viên NATO đang lớn dần.

Chiến dịch “Nhành Ô liu” được phía Thổ Nhĩ Kỳ cho là nhằm trả đũa việc Mỹ tuyên bố kế hoạch thiết lập Lực lượng An ninh biên giới dọc biên giới dài 900km giữa Syria và nước này, trong đó các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd đóng vai trò chủ chốt. Trong khi đó, lâu nay Mỹ cung cấp vũ khí, huấn luyện cho các tay súng người Kurd để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Trên thực tế, việc nâng cao sức mạnh và vị thế cho người Kurd ở Trung Đông nhằm khống chế Syria, Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là một chiến lược nhất quán được chính quyền Mỹ thực thi qua nhiều thập kỷ, đây là điều mà kể cả Tổng thống khó đoán như ông Donald Trump cũng không thể loại trừ. Theo các chuyên gia, việc xây dựng chính quyền mới thân phương Tây ở Syria là mục đích cuối cùng của Mỹ. Người Kurd ở Syria là quân bài đối lập quan trọng nhất của Mỹ ở Syria bởi họ là lực lượng duy nhất có thể đối chọi được với chính quyền của Tổng thống Al Assad về chính trị lẫn quân sự. Do vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria là hành động “vuốt mặt không nể mũi” nên Mỹ khó có thể bỏ qua.

Về phần mình, phía người Kurd ở Syria đã chính thức đưa ra lời kêu gọi người dân chống lại sự “xâm chiếm” của Thổ Nhĩ Kỳ với khẩu hiệu “mọi người dân hãy cầm súng”. Do đó, khả năng một cuộc chiến dai dẳng hoàn toàn có thể xảy ra và điều này sẽ khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị sa lầy vào chiến trường Syria - điểm nóng bất ổn nhất khu vực trong suốt 7 năm qua.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng hiện vẫn còn tia hy vọng về việc “chấm dứt chiến dịch quân sự” của Thổ Nhĩ Kỳ, khi mà các cường quốc, trong đó có Mỹ vẫn đang cố gắng tìm kiếm cơ hội đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một động thái mới nhất, Mỹ tuyên bố sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho Lực lượng Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) tại Syria. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thừa nhận sẽ không để quân đội nước này phải đối đầu với bất cứ lực lượng tham chiến nào tại Syria, bao gồm Nga, Mỹ và Chính phủ Syria.

HN tổng hợp

分享到: