当前位置:首页 > La liga

【kết quả nantong zhiyun】Năng lực “Hấp thụ” công nghệ mới: Thách thức đối với DN

nang luc hap thu cong nghe moi thach thuc doi voi dn

Báo cáo tài chính minh bạch giúp DN và Ngân hàng gần nhau hơn. Ảnh: TRẦN VIỆT

Báo cáo “Năng lực hoạt động DN- Năng lực tài chính 2013” nằm trong khuôn khổ chương trình “Năng lực hoạt động DN”,ănglựcHấpthụcôngnghệmớiTháchthứcđốivớkết quả nantong zhiyun được tiến hành hàng năm bắt đầu từ năm 2013. Chương trình do Báo Diễn đàn DN thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu và Phát triển DN (INBUS) thuộc Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA), Hội các Nhà quản trị DN Việt Nam (VACD) cùng phối hợp triển khai.

Báo cáo Năng lực tài chính DN 2013 được thực hiện dựa trên thông tin về năng lực tài chính của gần 500 DN lựa chọn từ 2.000 DN tham gia các sàn chứng khoán TP.HCM (HSX), Hà Nội (HNX), Upcom. Như tên gọi, Báo cáo Năng lực tài chính DN cung cấp thông tin về hoạt động và năng lực tài chính của các DN thông qua sáu nhóm chỉ số cơ bản: Chỉ số thanh toán, chỉ số đòn bẩy tài chính, chỉ số lợi nhuận, hệ số sinh lời, hệ số bản toàn vốn và doanh số. Các chỉ số được tập hợp, xử lý từ các báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) của các DN niêm yết và đại chúng và được quy ra các chỉ số theo cách tính phổ biến trong các phương pháp phân tích tài chính DN.

Việc so sánh giữa các DN cùng lĩnh vực và so sánh chéo được tạo thuận lợi bằng cách quy đổi thành điểm theo một thang điểm cơ sở chung cho từng chỉ số. Cách tính điểm có thể cung cấp cho người sử dụng thêm thông tin về khoảng cách tương đối giữa các DN trong nhóm DN so sánh. Từ những số liệu trong báo cáo tài chính này, các nhà quản lý, nghiên cứu, nhà đầu tư và DN có thể sử dụng trong công việc của mình.

P.V: Gần đây có một số tổ chức cũng thực hiện những báo cáo, điều tra, khảo sát về hoạt động của DN. Vậy đâu là điểm khác biệt của báo cáo này, thưa ông?

Điểm khác biệt của “Năng lực tài chính DN 2013” là sử dụng những công cụ phân tích cơ bản trong phân tích tài chính DN và tư liệu cung cấp tới người sử dụng thông tin là tư liệu thô, hạn chế can thiệp bằng ý kiến chủ quan bởi mỗi người sử dụng sẽ có quan điểm riêng, do đó báo cáo cố gắng trung thực với số liệu, tránh méo mó thông tin.

Chúng tôi lấy tư liệu từ những DN đã niêm yết trên sàn chứng khoán, do đó, báo cáo tài chính là số liệu chính thống. Trong thời gian tới chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các hội khác như Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Các nhà quản trị Việt Nam… để có nhiều nguồn thông tin khác nhằm thực hiện các báo cáo hoạt động hỗ trợ DN.

P.V: Ông đánh giá như thế nào về tác động thực tế của báo cáo này?

Trong quá trình thực hiện, từ khi còn đọc bản thảo, có một nhóm DN, nhà đầu tư đã cho biết là báo cáo sát với dự định của họ về những DN mà họ có kế hoạch đầu tư. Điều này khiến họ quyết tâm hơn với kế hoạch của mình. Một ví dụ khác: Sau khi tiếp cận với báo cáo, một số ngân hàng đã đề nghị được tham gia các cuộc khảo sát, làm việc với DN cùng chúng tôi để tìm hiểu, khảo sát thêm nhu cầu, tiềm năng tín dụng của DN.

P.V: Với góc độ của một chuyên gia, ông đánh giá như thế nào về những vấn đề của DN qua quá trình khảo sát, nghiên cứu thực hiện báo cáo này?

Năm 2015, Việt Nam thực thi Hiệp định Mậu dịch Tư do giữa các nước ASEAN (AFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đòi hỏi DN phải đảm bảo tính năng động cao. Trước thách thức này, DN Việt Nam có hai vấn đề là năng lực hấp thụ, chuyển hoá công nghệ mới và năng lực tiếp nhận phương pháp quản lý.

Báo cáo cho thấy, tiềm năng phát triển của DN Việt Nam rất lớn, tuy nhiên khó khăn nhất đối với DN hiện nay là năng lực hấp thụ công nghệ mới và đột phá quản trị để tiếp cận thị trường mới AFTA và TPP. Trong các cuộc trao đổi với chuyên gia nước ngoài, chúng tôi nhận thấy có một nhận xét chung của các chuyên gia là DN Việt Nam không có khả năng tham gia vào mắt xích trong chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu vì khả năng sử dụng công nghệ của DN Việt Nam hạn chế. Ví dụ như ở Nhật Bản, dây chuyền công nghệ được người Nhật sử dụng làm ra sản phẩm tốt, nhưng khi chuyển giao dây chuyền công nghệ sang DN Việt Nam lại không phát huy được tác dụng. Điều này được nhận định là do khả năng tiếp nhận và chuyển hóa công nghệ của DN Việt kém. Đây là thách thức mới mà chúng ta phải đối đầu, do đó, cần có thay đổi mang tính đột phá, công nghệ không nhất thiết là công nghệ mới mà là cách thức hấp thụ và chuyển hóa nó thành của mình.

P.V: Vậy ông đánh giá như thế nào về cơ hội của DN trong năm 2014?

Cơ hội nhiều lắm. Thực tế tiếp xúc với DN chúng tôi nhận ra trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào DN Việt Nam đều có thể tạo ra cơ hội làm ăn cho mình, ngay cả đối với DN đang khó khăn, chỉ cần một sự thay đổi, cải tiến nhỏ cũng có thể giúp DN vượt qua khó khăn. Nhưng từ hoạt động thực tiễn của DN cũng có thể thấy nhiều chính sách của Chính phủ chưa đến được với DN bởi chúng ta có tới hơn 500 nghìn DN hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, do đó, chính sách cần được khảo sát từ thực tế để ban hành.

P.V: Xin cảm ơn ông!

An Tư (ghi)

分享到: