【tigres uanl vs】Lập "siêu ủy ban" quản lý vốn DNNN: Phải nghiên cứu thấu đáo
Bình luận về đề xuất này, ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết: Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII có nội dung là yêu cầu tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý của cơ quan chủ sở hữu, hay nói cách khác là chức năng quản trị của DN.
Đồng thời, trong các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 cũng có chỉ đạo việc nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN phù hợp với tình hình mới.
Việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN chính là để thực hiện những chỉ đạo đó của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Tuy nhiên, băn khoăn về sự phù hợp của việc thành lập Ủy ban, ông Đặng Quyết Tiến thẳng thắn cho rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải nghiên cứu thấu đáo một số vấn đề cụ thể nếu muốn hiện thực hóa đề xuất này.
Thứ nhất, về mô hình Ủy ban. Theo ông Tiến, mục tiêu tách quản lý Nhà nước ra khỏi quản lý của chủ sở hữu DN cần phải được làm rõ hơn. Ủy ban sau khi được thành lập là một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tuy cơ quan này không ban hành văn bản pháp quy nhưng vẫn là cơ quan mang tính chất quản lý Nhà nước, vẫn tham mưu cho Chính phủ, vẫn có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Nếu đưa các DNNN thuộc quản lý của các bộ, ngành Trung ương về Ủy ban thì việc quản trị DN liệu có đảm bảo hay không? Đây là câu hỏi cần được cơ quan soạn thảo làm rõ.
Thứ hai, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là muốn thành lập một cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước một cách thống nhất. Tuy nhiên, mô hình Ủy ban trong đề án chưa giải quyết được vấn đề đó vì hoạt động vẫn có sự phân cấp.
Dự thảo chỉ đưa khối DN thuộc các bộ, ngành Trung ương về Ủy ban nhưng toàn bộ các DN ở địa phương vẫn giao cho địa phương quản lý. Như vậy, việc quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu vẫn để ở 2 cấp, đồng nghĩa là chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Thứ ba, việc điều hành sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc hiện nay là cơ quan đại diện chủ sở hữu phải phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN. 30 tập đoàn, tổng công ty đưa về Ủy ban bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau như than, điện, dầu khí, dệt may,… Nếu quản lý, Ủy ban sẽ phải phê duyệt toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của 30 DN này. Lúc này, câu chuyện năng lực của cán bộ để phê duyệt các kế hoạch đó cũng là một điều cần giải quyết thấu đáo.
Thứ tư, tới đây, các DNNN sẽ phải thu gọn lại theo đúng danh mục tại Điều 10 Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào DN. Con số tối đa còn lại chỉ khoảng 200 DN, trong đó hơn 100 DN nằm khu vực an ninh quốc phòng và nông lâm trường, còn lại là DN sản xuất công ích, mang tính đặc thù không thể giao cho tư nhân để đảm bảo an toàn như truyền tải điện, điều hành bay, hoa tiêu,…
Nhìn vào danh mục 30 DN trong đề án có thể thấy, đa phần sẽ cổ phần hóa và đưa về SCIC trong thời gian tới. Như vậy, tới năm 2020, khi khối lượng DNNN đã giảm đi nhiều thì việc tồn tại một bộ máy quản lý như Ủy ban có cần thiết hay không?
Đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp đưa ra một kinh nghiệm thực tế từ Trung Quốc. Trước đây, nước này cũng thành lập một Ủy ban nhưng sau đó, Chính phủ nhận thấy để mô hình đó quá lâu sẽ dẫn đến tập quyền, độc quyền và trì trệ. Do đó, sau này, Ủy ban đó được sắp xếp lại theo hướng tách hết chức năng chủ sở hữu ra dưới mô hình công ty đầu tư vốn.
"Do đây mới là dự thảo nên chúng ta nên nhìn nhận cụ thể các nhược điểm để đóng góp với cơ quan soạn thảo hoàn thiện thêm. Theo tôi, điều quan trọng nhất cần quan tâm là phải lựa chọn ra được một mô hình phù hợp, khả thi khi đưa vào thực hiện thay vì trở thành rào cản. Mô hình đó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cải cách DNNN, qua đó mở rộng sân chơi, nguồn lực để các thành phần khác cùng tham gia, phát triển" - ông Tiến khẳng định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo Nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo này là đề xuất thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với DN quy định tại danh mục kèm theo Nghị định. Trong dự thảo, cơ quan này cũng công bố danh sách dự kiến 30 DN sẽ chuyển giao cho Ủy ban quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là DN quốc phòng), 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 Bộ gồm Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Tài chính, Thông tin truyền thông, Xây dựng và Y tế.Ủy ban cũng sẽ quản lý cả Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- ·Khởi tranh giải bóng đá tranh Cup Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế
- ·Tiến sĩ bỏ lương 30 tỷ/năm tại Anh, về nước cống hiến thành giáo sư ở tuổi 25
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
- ·Hàng giả, gian lận thương mại gia tăng và diễn biến phức tạp
- ·Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Nơi có thầy giỏi, trò giỏi tại sao phải bỏ?
- ·Ưu tiên đầu tư cao tốc, thúc đẩy phát triển kinh tế
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Bữa ăn của sinh viên bị phản ánh 'như dành cho học sinh tiểu học'
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Đức phô diễn sức mạnh, đè bẹp Slovakia
- ·9 bộ huy chương được trao cho các cá nhân, gia đình
- ·Giải cờ vua, cờ tướng Trường đại học Sư phạm Huế lần thứ VII năm 2016
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Cấp bách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ dự án cao tốc Bắc
- ·Xe tăng vượt ải
- ·Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2022
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Hẹn gặp lại ở Tokyo