【tỷ số west brom】Đề xuất cho phép doanh nghiệp được chuyển nhượng dự án bất động sản
Thị trường dần phục hồi sau loạt chỉ đạo nóng từ Chính phủ
Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị,Đềxuấtchophépdoanhnghiệpđượcchuyểnnhượngdựánbấtđộngsảtỷ số west brom cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội.
HoREA cho biết, thời gian qua Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo rất quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đặc biệt là Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ “về một số giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững”.
Thị trường bất động sản đang dần phục hồi sau loạt chỉ đạo nóng từ Chính phủ. Ảnh: TN |
Đồng thời, Chính phủ cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp bất động sản có trách nhiệm ưu tiên mọi nguồn lực để thanh toán nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu; chủ động nghiên cứu tái cơ cấu lại giá cả, sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 “sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế”, để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
HoREA dẫn chứng, chỉ tính 156 dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của 121 doanh nghiệp chủ đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh đang bị ách tắc, nếu bình quân giá trị mỗi dự án là 2.000 tỷ đồng thì tổng mức đầu tư lên đến khoảng 312.000 tỷ đồng. Nếu tháo gỡ được vướng mắc để triển khai thực hiện trở lại bình thường thì Nhà nước có thể thu thuế giá trị gia tăng 10% được 31.200 tỷ đồng; nếu đạt lợi nhuận 20% thì Nhà nước còn có thể thu thuế thu nhập doanh nghiệp được 12.480 tỷ đồng và các khoản thu thuế phái sinh khác, tạo công ăn việc làm… |
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có một số giải pháp như hạ lãi suất điều hành, hạ trần tối đa lãi suất huy động các kỳ hạn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay và đang triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2023 - 2030 tại 4 ngân hàng thương mại hàng đầu với lãi suất thấp hơn 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay thương mại thông thường dối với các dự án nhà ở xã hội.
Đặc biệt, ngày 31/3/2023, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, hiệp hội để xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 16/2021/TT-NHNN “quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp”.
HoREA cho rằng, Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ ban hành mới đây được xem như là giải pháp “phá băng” cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Cho phép doanh nghiệp chuyển nhượng dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất
Tuy nhiên theo HoREA, bên cạnh các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương, HoREA đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép doanh nghiệp được chuyển nhượng dự án bất động sản theo thỏa thuận, theo cơ chế thí điểm, quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội để tháo gỡ ngay khó khăn về dòng tiền và thanh khoản cho thị trường bất động sản. Qua đó, tạo điều kiện cho chính các doanh nghiệp bất động sản tự thỏa thuận mua bán, chuyển nhượng dự án bất động sản để tạo được dòng tiền và thanh khoản.
HoREA đề xuất cho phép chuyển nhượng dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất. Ảnh: TN |
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhấn mạnh, đây là giải pháp do các doanh nghiệp tự thỏa thuận thực hiện ngoài thị trường vốn (thị trường trái phiếu) và thị trường tín dụng nên không tạo thêm gánh nặng cho các tổ chức tín dụng.
“Nếu cho phép áp dụng tương tự cơ chế thí điểm chuyển nhượng dự án bất động sản, theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì sẽ tác động tích cực ngay lập tức và cùng với cơ chế, chính sách của Nghị định 08/2023/NĐ-CP sẽ tháo gỡ được khó khăn về dòng tiền và thanh khoản cho các doanh nghiệp bất động sản. Trong đó có các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn và hỗ trợ các trái chủ, tạo điều kiện phát triển thông thoáng thị trường chuyển nhượng dự án bất động sản (M&A)...” - HoREA cho biết.
Ngoài ra, HoREA cho rằng, việc cho phép các doanh nghiệp được chuyển nhượng dự án theo thỏa thuận, theo nhu cầu thì Nhà nước vừa thu được thuế, vừa tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản. Mặt khác, tăng tính minh bạch, khắc phục được tình trạng chuyển nhượng dự án “chui” nấp dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần dẫn đến thay đổi cổ đông, thay đổi chủ doanh nghiệp mà thực chất là chuyển nhượng dự án có thể làm thất thu ngân sách nhà nước.
“HoREA nhận thấy, tháo gỡ về cơ chế là giải pháp ít tốn tiền ngân sách nhà nước nhất, nhưng lại mang lại hiệu quả, có tính lan tỏa rất lớn. Để làm được điều này thì phải xây dựng được luật “chuẩn, chỉnh”, mà trước hết là phải xây dựng được dự thảo luật có chất lượng tốt nhất. Nhưng đáng lo là hiện nay vẫn còn có một số quy định của các dự thảo luật chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hoặc còn bất cập, chưa sát với thực tế cuộc sống. Bởi vậy, chúng ta thà ban hành luật chậm một chút để có luật “chuẩn, chỉnh”, còn hơn là ban hành luật lại bất cập, không khả thi thì sẽ làm cản trở sự phát triển” - ông Lê Hoàng Châu kiến nghị. |