【keo bóng】Làm thế nào để Việt Nam trở thành công xưởng xuất khẩu đồ gỗ thế giới?
Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn: “Ngành công nghiệp chế biến,àmthếnàođểViệtNamtrởthànhcôngxưởngxuấtkhẩuđồgỗthếgiớkeo bóng xuất khẩu (XK) gỗ, lâm sản năm 2018 – Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 22/2/2019, tại Hà Nội.
Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về XK gỗ và lâm sản
Báo cáo tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Năm 2018, kim ngạch XK gỗ và lâm sản Việt Nam vượt ngưỡng 9,3 tỷ USD, chiếm trên 25% kim ngạch XK của ngành Nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt trên 7,1 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về XK gỗ và lâm sản".
Thị trường XK gỗ, lâm sản được mở rộng với hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đáp ứng thị hiếu phong phú của người tiêu dùng với các mặt hàng chủ yếu là đồ gỗ nội thất chất lượng cao, sản phẩm đồ gỗ ngoại thất.
Đến nay, cả nước có 4.500 doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ và lâm sản, trong đó 95% là DN tư nhân, 3,5% DN có vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Số DN chế biến sản phẩm XK trên 1.800 DN, tăng hơn 300 DN so với năm 2017. Nhiều DN đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương kết quả của ngành gỗ hơn 10 năm qua. "Điều này thể hiện thành quả của sự cố gắng nỗ lực không ngừng, tinh thần làm việc say mê sáng tạo của cộng đồng các DN chế biến gỗ và lâm sản. Chế biến, XK gỗ và lâm sản đã trở thành ngành hàng có giá trị XK chủ lực và là một trong ít ngành hàng đem lại giá trị xuất siêu cao của Việt Nam", Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, ngành gỗ vẫn còn nhiều bất cập, chưa ổn định và cần có tính toán dài hơi hơn để phát triển thị trường. Là nước nông nghiệp nhiệt đới, một nước tam sơn tứ hải nhưng mới chiếm 6% thị phần của thế giới về sản phẩm, sự đa dạng, hấp dẫn của sản phẩm đồ gỗ còn khiêm tốn. Đặc biệt, quy mô phát triển, tầm cỡ DN, số lượng có nhưng chất lượng còn nhiều vấn đề...
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm gỗ và lâm sản tại diễn đàn. Ảnh: Khánh Linh |
Việt Nam sẽ đạt được 30% hay 50% thị phần đồ gỗ thế giới?
Tại diễn đàn này, Thủ tướng đã đặt ra một số câu hỏi lớn để ngành gỗ tìm câu trả lời cho chính mình và đất nước.
"Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm di chúc Bác Hồ, trong đó có việc mà cả nước đã làm là phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác. Một tinh thần mùa xuân là Tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Vấn đề cốt lõi là phát triển nghề trồng rừng", Thủ tướng nói. Trên cơ sở đó, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT thảo luận với Bộ Tài chính tìm ra phương thức hỗ trợ cho các tỉnh có đất trồng rừng để trồng, như hỗ trợ 100.000 tấn gạo để người dân yên tâm, có điều kiện trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Cùng với đó, Thủ tướng đặt hàng với ngành Nông nghiệp, trong 10 năm tới Việt Nam phải lọt nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, là trung tâm hàng đầu thế giới về chế biến, XK gỗ. Hiện thị phần XK của Việt Nam mới chỉ chiếm 6%, trong khi toàn thế giới nhu cầu đồ gỗ lên tới 430 tỷ USD, giá trị thương mại nội thất, ngoại thất 150 tỷ USD. "Vậy đến năm 2030, chúng ta sẽ đạt được 30% hay 50% thị phần và làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Đây là câu hỏi lớn, chiến lược lớn", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng đề nghị, ngoài ngành Nông nghiệp, các địa phương cũng cần phải nghiên cứu hợp lý về chiến lược trồng rừng, chế biến XK gỗ.
Cuối cùng, về mục tiêu kế hoạch XK gỗ đạt 11 tỷ USD năm nay, theo Thủ tướng. "Làm thế nào biến Việt Nam trở thành công xưởng XK đồ gỗ thế giới. Một câu hỏi lớn, chứ không phải kim ngạch XK trên dưới 10 tỷ USD mà chúng ta đã thoả mãn rồi, đó là thỏa mãn non".
Gợi ý cho một số câu hỏi trên, Thủ tướng yêu cầu ngành gỗ cần nhận diện đầy đủ về tiềm năng, lợi thế để phát huy, tận dụng, nắm bắt thời cơ để phát triển bền vững, đạt hiệu quả. Về cơ chế chính sách, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương có nhiều nỗ lực triển khai một số giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố để có nguồn nguyên liệu đủ lớn, hợp pháp từ rừng trồng cho sản xuất đồ nội thất xuất khẩu, giúp doanh nghiệp liên tục xuất siêu ở mức cao. Đây là cơ sở hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia.
Thủ tướng cũng đề nghị các DN chế biến gỗ, lâm sản nâng cấp, ứng dụng khoa học công nghệ cao, đổi mới thiết bị sản xuất, thiết kế mẫu mã, mỹ thuật, tận dụng được tối đa nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Vấn đề nữa được Thủ tướng đưa ra, đó là cần quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu DN và cả thương hiệu quốc gia trong ngành gỗ.../.
Khánh Linh
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/064f299077.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。