当前位置:首页 > Cúp C1 > 【lịch thi đấu vđqg đức】Nhức nhối “xóm đảo” 正文

【lịch thi đấu vđqg đức】Nhức nhối “xóm đảo”

来源:Empire777   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-26 03:27:30

Báo Cà MauKhóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là nơi ngư dân nghèo, người tha hương cầu thực về tụ lại với nhau tạo thành “khu tự trị”. Khi nhập thành khóm 6, khu này có tên mới “xóm Thuỷ Lợi”. Và khi thành khóm 6B, vì vị trí chia cắt, điều kiện phát triển khó khăn, lại nảy sinh thêm Dự án Xẻo Quao nhức nhối, người ta gọi nó là “xóm đảo”.

Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là nơi ngư dân nghèo, người tha hương cầu thực về tụ lại với nhau tạo thành “khu tự trị”. Khi nhập thành khóm 6, khu này có tên mới “xóm Thuỷ Lợi”. Và khi thành khóm 6B, vì vị trí chia cắt, điều kiện phát triển khó khăn, lại nảy sinh thêm Dự án Xẻo Quao nhức nhối, người ta gọi nó là “xóm đảo”.

Ông Võ Văn Kỳ, Trưởng Ban Nhân dân khóm 6B, cho biết: “Khóm này hổng giống ai, khó khăn đủ bề. Rồi cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, ý thức của bà con, khóm cũng dần ổn định. Nhưng nói thật, chúng tôi vẫn lo”. Ai cũng thấy, “xóm đảo” đã có những đổi thay, nhưng như những mùa biển, đâu ai đoán được những chông chênh đang chờ đợi mình…

Tấm lòng cán bộ cơ sở

Có một điều mà những người cán bộ “xóm đảo” ngại nói với nhau và cũng hiếm khi chia sẻ với người ngoài: “Ðảm nhận công tác ở khóm 6B, giai đoạn đầu ai cũng ngán”. Ngán vì cư dân là dòng người tứ xứ, không ràng buộc huyết thống, tình làng nghĩa xóm nhợt nhạt, chỉ cần xung đột nhỏ cũng có thể dẫn đến những vụ ẩu đả quyết liệt.

Điểm trường mới Thuỷ Lợi, thị trấn Sông Đốc đã giúp con em "xóm đảo" có điều kiện yên tâm học tập.

Cũng vì mưu sinh, phần lớn dân cư đều có trình độ nhận thức hạn chế, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Ðối với chính quyền, một bộ phận người dân thường có tư tưởng chống đối, ngang ngược. Với đặc điểm ấy, ông Kỳ chia sẻ: “Cán bộ cơ sở phải thật sự kiên trì, phải làm cho dân tin, nói cho dân hiểu, dùng nghĩa tình để dần dần thay đổi nhận thức”. Ðôi khi chỉ vài ký gạo, mớ cá khô, bộ sách giáo khoa hay những quyển tập cho con em, người dân ở đây dần hiểu rằng, mảnh đất mình đang sống cũng chan chứa nghĩa tình.

Bà con ở “xóm đảo” đều có hoàn cảnh riêng khó khăn. Người khó lại về nơi đất khó. Trước năm 2012, khóm 6B chưa có đường, điện và nước. Con em ở đây đi học tại 2 phòng học tạm mà mưa thì ngập, nắng thì bụi mịt mù. Sinh kế của bà con trông hết ra ngoài phía biển. Ðàn ông thì làm ngư phủ, đàn bà vá lưới mướn.

Nhà nào có điều kiện hơn chút ít thì làm nghề lưới cá, ghẹ, ruốc hay câu mực đèn. Nhưng nghề biển thất thường, tiền làm ra có khi một ngày phải chi phí cho 10 ngày, thế nên tích luỹ của bà con gần như không có. Rồi thêm Dự án Khu tái định cư Xẻo Quao, 341 hộ, trong đó 66 hộ người Khmer, 29 hộ thuộc diện chính sách, còn lại bà con đều khó khăn đưa vào ở đây khiến tình hình địa phương vô cùng “rối”.

Những anh em cán bộ cơ sở của “xóm đảo” đều là người “tại chỗ”, có tiếng nói nhất định với cộng đồng. Ông Kỳ bộc bạch: “Việc đầu tiên là phải xốc lại tinh thần anh em cán bộ. Người nào có tư tưởng chán nản, thối lui thì phải khuyến khích, động viên. Việc kế tiếp là để tiếng nói của người cán bộ có “sức nặng” với người dân. Việc nữa là “dằn phong trào” ở những đối tượng, những điểm nóng bất hảo của khóm”.

Những việc thường làm nhất của cán bộ cơ sở là coi nhà nào khó khăn quá thì vận động giúp đỡ, có khi là bỏ tiền túi ra để mua gạo, thức ăn, sách vở cho bà con. Khóm chưa có đường, điện, một mặt chi bộ, chính quyền tranh thủ sự đầu tư của cấp trên, mặt khác kêu gọi đóng góp của người có kinh tế khá giả. Vậy là đến đầu năm 2015, “xóm đảo” về cơ bản đã đi được xe 2 bánh, điện và nước đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Ðiều vui nhất là điểm trường khang trang với 5 phòng học có kinh phí xây dựng 1,7 tỷ đồng.

Với dân số 620 hộ, hiện tại khóm còn 82 hộ nghèo, thu nhập bình quân hằng năm mỗi hộ vào khoảng 50-60 triệu đồng. Và cách tính này chỉ mang tính tham khảo, bởi theo ông Kỳ: “Rất khó để tính được chính xác bình quân thu nhập. Con số có thể lớn nhưng thực chất sự cải thiện đời sống của bà con cũng chỉ ở mức độ chậm”. Nếu trước đây tỷ lệ bỏ học của trẻ em rơi vào khoảng 30-40%, phụ huynh phần nhiều bỏ liều việc học tập của con em thì năm học 2014-2015, chưa có trường hợp học sinh nào bỏ học.

Cô giáo Nguyễn Kiều Trang, giáo viên điểm trường mới có tên là “Ðiểm Thuỷ Lợi”, phấn khởi: “Trường mới, lớp mới, học sinh “xóm đảo” giờ đỡ vất vả hơn rồi. Tình trạng bỏ học cũng gần như chấm dứt”.

Dự án xẻo quao đã chết(?)

Dự án Khu tái định cư Xẻo Quao do Sở NN&PTNT phụ trách. Dự án bắt đầu năm 2004, quy mô 700 hộ dân. Mới đây, ngành chủ quản của khu này thông tin về việc chậm trễ là do thiếu vốn, do tắc ở khâu giải phóng mặt bằng. Chưa biết thế nào, nhưng ông Kỳ khẳng định: “Việc 341 hộ ở đây chịu cảnh không đường, không hệ thống thoát nước, chưa có nước sạch, sinh kế bấp bênh đã mười mấy năm nay là có thật. Bức xúc này chúng tôi đã có phản ánh, trình bày tại những cuộc tiếp xúc cử tri của Ðoàn Ðại biểu Quốc hội, đại biểu HÐND tỉnh, huyện và nhiều đoàn công tác”. Quy hoạch mặt bằng của dự án vẫn nguyên trạng, cỏ mọc um tùm, hệ thống cống rãnh hư hại nên môi trường ô nhiễm nặng.

Dãy nhà dành cho 66 hộ đồng bào Khmer giờ đã bị bỏ trống nhiều căn. Cô Lê Bích Hà tâm sự: “Chỉ mua bán lặt vặt, nhưng tôi phải nuôi thêm 2 đứa cháu nội, đứa con gái bị tâm thần, giờ tôi lại bị bệnh chưa biết tính sao”. Ðược biết, cha cô là cán bộ tập kết, mẹ cô người Khmer, cô sinh ra ngoài Bắc, khi trở về Nam thì không có nơi nương tựa và chọn Xẻo Quao làm nơi định cư mới. Cô nói, bà con Khmer ở đây ai cũng cố gắng làm ăn, nhưng điều kiện sống, kết cấu hạ tầng tệ quá, nên không thoát nổi cái nghèo. Còn cô Nguyễn Thị Ðắc thì lắc đầu: “Vô ở thôi chứ có biết thông tin gì của dự án đâu. Ðó, cống rãnh tháo lên rồi bỏ lăn lóc, hư hết rồi. Muỗi, ruồi thì quanh năm suốt tháng. Ở đây mùa mưa thì lầy lội, đâu có làm ăn được gì”.

Ông Trần Văn Giàu, Trưởng Ban Công tác Mặt trận của khóm, thông tin: “Biển ngày càng cạn kiệt tôm cá, có những anh em đi ngư phủ mà chủ ghe thất liên tục, cuối chuyến cũng về tay không. Riết người ta nản, có anh em bỏ quê đi lao động tỉnh ngoài”. Hiện tượng này, theo lời ông Giàu là trước đây chưa từng xảy ra.

Xẻo Quao ngày càng hiu hắt, những cán bộ thì ngao ngán: “Nói quá trời rồi, biết bao giờ thay đổi. Tụi tui mà gỡ được chỗ này thì khóm 6B mới “ngóc đầu” lên nổi”. Ông Kỳ còn thông tin: “Trước giờ hay nói mấy xuồng, ghe hành nghề gần bờ làm phá hoại ngư trường, nhưng tôi khẳng định, những nghề truyền thống bà con làm từ bao đời có sao đâu, nhưng khi tàu lớn dùng điện để cào lưới, cái này thì tận diệt. Phải có cách nào đó để bảo vệ nguồn sống của bà con ngư dân đang gặp khó khăn chứ”.

Là một trong những hộ vươn lên thoát nghèo của khóm 6B,  ông Huỳnh Văn Ðây nói: “Tôi ở ngoài khu dự án, được anh em địa phương quan tâm giúp đỡ, tôi chăn nuôi, nhận thêm vá lưới, con đi ngư phủ, nói chung là dễ thở hơn trước nhiều. Ơn nghĩa của anh em, gia đình tôi không bao giờ quên”.

Khát vọng thoát nghèo là khát vọng chính đáng của người dân. Riêng cư dân Xẻo Quao, khát khao ấy đang “lụi tàn” dần theo những lời hứa hẹn./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

标签:

责任编辑:Cúp C2