Lý do gì khiến Samsung Pay chọn ưu tiên phát triển ứng dụng thanh toán di động tại Việt Nam,ệtNamlàthịtrườngđầytiềmnăngchothanhtoándiđộdự đoán kqbd đất nước vẫn giao dịch tiền mặt là chủ yếu?
Việt Nam là thị trường thứ 19 mà chúng tôi chọn để ra mắt ứng dụng này. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, chúng tôi luôn để ý độ bao phủ và sự vững mạnh của Samsung trong thị trường đó. Nền tảng về khách hàng và các đối tác chiến lược sẽ được quan tâm.
Yếu tố khác là tiềm năng phát triển của thị trường, bao gồm cơ sở hạ tầng cũng như sự sẵn sàng chuyển mình, hướng đến một xã hội thanh toán di động không tiền mặt.
Việt Nam rất phù hợp với những tiêu chuẩn trên. Quan sát thị trường Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rất nhiều tiềm năng. Chúng tôi có khoảng 120.000 nhân viên tại Việt Nam cùng những cơ sở hạ tầng và phương tiện hiện đại, bên cạnh đó, Samsung cũng chiếm thị phần không nhỏ tại Việt Nam.
Các ông có gặp phải sự lưỡng lự hợp tác từ các đối tác ngân hàng Việt Nam không, làm sao để thuyết phục họ?
Hầu như không. Các ngân hàng tại Việt Nam rất sẵn lòng thử ứng dụng và hợp tác vì nhiều lý do.
Thứ nhất, những sự gian lận luôn xảy ra dù ít hay nhiều. Khi chúng tôi giới thiệu cho các ngân hàng về giải pháp tokenization, ngân hàng biết rằng giải pháp này an toàn, tỷ lệ gian lận sẽ giảm bớt.
Thứ hai, ngân hàng không còn nhìn nhận lợi nhuận chính từ giao dịch tiền mặt như trước. Chính họ cũng đã thử đẩy mạnh việc phát hành thẻ tín dụng nhưng tỷ lệ chấp nhận không cao nữa. Các ngân hàng nhận ra rằng điện thoại di động mới chính là thứ ngày càng được nhiều người sử dụng để thanh toán.
Đứng ở góc độ của ngân hàng, họ sẽ cần sự giúp đỡ nếu muốn tăng trưởng các giao dịch điện tử. Dĩ nhiên ngân hàng vẫn có thể tự làm việc này, nhưng chúng tôi có hàng triệu người dùng sẵn có, tại sao lại không hợp tác với chúng tôi? Với công nghệ, chúng tôi thuyết phục được các ngân hàng cùng hợp tác.
Từng gắn bó 10 năm với Ngân hàng Citibank ở Mỹ, ông thấy đâu là điểm khác biệt khi làm việc ở ngân hàng và ở một đơn vị cung cấp ứng dụng thanh toán?
Tôi sẽ nói cho bạn biết một điểm khác biệt vô cùng lớn: Tốc độ.
Samsung là một trong những công ty có cường độ nhanh nhất mà tôi từng biết. Cách thức nhân viên Công ty cùng nhau bỏ công sức ra để tạo nên những chiến lược lớn thực sự ấn tượng.
Trong 2 năm triển khai dự án, chúng tôi đã có mặt ở 19 thị trường. Trung bình tại mỗi nơi, chúng tôi chỉ mất khoảng 9 tháng. Để thâm nhập được một thị trường cần rất nhiều thời gian chuẩn bị, từ việc đàm phán, liên kết với ngân hàng, thực hiện thử nghiệm… Hợp tác với các ứng dụng thanh toán di động để hướng dẫn thị trường.
Việc cạnh tranh với các đối thủ quốc tế và các ứng dụng trong nước thì sao, thưa ông?
Tôi nghĩ việc cạnh tranh với những đối thủ khác không phải là vấn đề.
Ý tôi là, trong thị trường thanh toán di động, vấn đề lớn nhất chính là làm sao để thông tin đến với người dùng một cách đúng và nhanh nhất. Điều đó chỉ có thể thực hiện khi nhiều đơn vị cùng hợp tác với nhau, không chỉ Samsung, mà còn là ngân hàng, cơ quan nhà nước và những đối thủ khác. Càng nhiều công ty cùng hợp sức với nhau, thì hiệu quả truyền thông cho khách hàng càng tốt hơn.
Chúng tôi khá tự tin về việc có thêm những đơn vị cùng thực hiện việc phổ biến dịch vụ này đến khách hàng. Càng nhiều đơn vị tham gia, hệ sinh thái cho thanh toán di động sẽ hình thành, ít hoạt động giao dịch sử dụng tiền mặt được thực hiện, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Một khi cụm từ thanh toán di động trở nên phổ biến, chúng tôi sẽ có những ưu thế nhất định để cạnh tranh, nhất là về mặt chất lượng dịch vụ.
Việt Nam đã đặt mục tiêu về nền kinh tế hạn chế dùng tiền mặt. Qua trao đổi với Chính phủ và đối tác Việt Nam, ông nhận định gì về mục tiêu này?
Đặt ra mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Để giảm bớt việc sử dụng tiền mặt, chúng ta phải hành động từ mọi khía cạnh, đặc biệt là cần vai trò của Chính phủ.
Một ví dụ điển hình là Ấn Độ. Năm ngoái, họ quyết định ngưng sử dụng tiền mặt cho các hoạt động giao thương. Điều đó đã tạo nên một bước ngoặt lớn.
Khi Nhà nước thực hiện các chính sách giảm bớt tiền mặt, doanh nghiệp sẽ nhận ra đây là điều nên làm, thay vì đắn đo về kinh phí để áp dụng hình thức này. Và cuối cùng, người tiêu dùng cũng nhận ra thay vì phải mang tiền mặt, họ có lựa chọn tốt hơn và an toàn hơn.
Thanh toán không dùng tiền mặt cũng giúp việc điều hành trở nên dễ dàng hơn nhờ sự minh bạch.
Tất cả điều này tạo thành vòng tròn với những kết quả khả quan. Nhà nước đẩy mạnh thực hiện, người dân chấp nhận, doanh nghiệp ủng hộ… Đây chính là cách bắt đầu một xã hội phi tiền mặt.
Điều tương tự đã diễn ra ở Thụy Điển, Kenya, Trung Quốc và sẽ rất nhanh, Ấn Độ sẽ là nước tiếp theo. Tôi kỳ vọng, Việt Nam sẽ có những sự thay đổi lớn trong vòng 5 năm tới.