【trận đấu i-league】Bài học về sự viên mãn khi làm mới bản thân
Điểm kết thúc của thành công không bao giờ tồn tại bởi dù trong bất kỳ môi trường nào,àihọcvềsựviênmãnkhilàmmớibảnthâtrận đấu i-league chúng ta vẫn luôn có thể phát huy khả năng và cơ hội sẵn có. Nếu đặt X là điểm kết thúc cho sự thành công thì tư duy của chúng ta đã quá hạn hẹp.
Cuốn sách này đưa ra một quy trình để bạn có thể đi xa hơn điểm X (tự giới hạn) ấy, bạn có thể tiến đến các điểm Y, Z tuyệt vời hơn trong chặng hành trình của mình.
Thói quen và tư duy là hai chìa khóa quan trọng để nghĩ về thành công. Tư duy cần được phát triển liên tục và thói quen cần được tích cực hóa hàng ngày sẽ giúp chặng hành trình của chúng ta không hề có điểm dừng chân.
Ở ngày “refresh” thứ 4 và thứ 5, cuốn sách lý giải về tư duy thích nghi và tiến hóa vì chỉ có thích ứng với hoàn cảnh mới và phấn đấu không ngừng mới có thể tìm ra chân lý của thành công. Tác giả đã đưa ra một số ví dụ rất hay về những người thành công và lý giải tại sao họ đạt được những thành tựu ấy và trở thành chuyên gia.
Một trong những kỹ thuật mà cuốn sách giới thiệu chính là đưa ra các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn, chỉ ra cho bạn cách thức để lập các mục tiêu từ tổng quát đến chi tiết một cách phù hợp nhất với cá nhân mỗi người. Dĩ nhiên, chúng ta không phải là thánh nhân và chắc chắn là không thể hoàn thành được tất cả những mục tiêu đã liệt kê.
Tinh thần mà tác giả hướng đến khi nhắc đến việc thiết lập mục tiêu chính là cố gắng hoàn thành và tiệm cận với những mục tiêu đã đặt ra thì đó cũng là một sự thành công của riêng bạn. Xác định rõ ràng các mục tiêu là phương thức tạo ra sự say mê và nhiệt thành trong công việc, học tập và cuộc sống.
Khi mù mờ bởi việc không biết làm gì cho một ngày, một tháng rồi một năm, bạn sẽ chỉ luẩn quẩn mãi trong vòng tròn của số phận và chẳng biết ý nghĩa của cuộc đời bạn là gì. Thiếu đi mục tiêu thì giống như thiếu đi hy vọng và sự nỗ lực.
Một điều khá quan trọng trong những ngày “refresh” lại bản thân chính là tập cách nhìn mọi việc bằng sự tích cực. Cuộc sống không màu hồng nhưng bạn cũng đừng bôi đen nó bằng góc nhìn tiêu cực. Cũng giống như trong quá trình đầu tư chứng khoán, thị trường có thể lên xuống bất thường nhưng sự sợ hãi về tâm lý quá mức sẽ dễ dẫn chúng ta đến các quyết định đầu tư sai lầm.
Cuốn sách không đưa ra một liệu pháp tâm lý và liệu pháp trị liệu cho những người bi quan. Cách tác giả Andreas Stoffers tiếp cận là thay đổi góc nhìn tiêu cực bằng tư duy tích cực. Ở góc độ tư duy, chúng ta hay bị căng thẳng bởi những tư duy một chiều và góc nhìn hạn hẹp.
Giải pháp cho vấn đề này là nhìn vấn đề khác đi, thay đổi góc nhìn và mở rộng tư duy theo hướng tích cực. Điều thú vị của Refresh – 20 ngày làm mới bản thân là hàm chứa nhiều bài học về sự thành công và thất bại của các nhân vật ở cả Phương Tây và Việt Nam, đem lại nhiều góc nhìn đa dạng cho các bạn trẻ đang trên bước đường tìm kiếm thành công.
Do đó, sau khi đọc được kha khá câu chuyện từ cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu được rằng mọi sự vật đều có thể nhìn nhận ở hai khía cạnh theo nguyên tắc lưỡng diện hoặc thậm chí là được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh khác nhau theo nguyên tắc đa diện. Nếu một khía cạnh đang đẩy bạn vào lo lắng thì bạn có thể nhìn sang một khía cạnh khác của vấn đề. Cách nhìn đa diện một sự vật, sự việc cũng là phương cách hữu hiệu để tăng chỉ số trí tuệ cảm xúc.
Ngọc Mỹ