Hơn 16,ảohiểmxãhộiViệtNamLuônlấyngườidânlàmchủthểbong đa 7m5 triệu người tham gia BHXH Phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức ngày 10/1, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đời sống, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, bằng các giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, công tác phát triển người tham gia của ngành đã đạt được những kết quả hết sức tích cực; đến hết 31/12/2021, số người tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đều tiếp tục tăng trưởng so với thời điểm hết năm 2020, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ. Tính đến hết ngày 31/12/2021, số người tham gia BHXH hơn 16,5 triệu người, tăng 2,2% so với năm 2020, đạt 33,77% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHTN gần 13,4 triệu người, tăng 0,4% so với năm 2020, đạt 27,34% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT hơn 88,8 triệu người, tăng 0,9% so với năm 2020, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số (đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng ngành đã hoàn thành trong năm 2021 theo chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao). Đáng chú ý, số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trưởng mạnh là một trong những điểm sáng của ngành được các đại biểu Quốc hội khóa XV ghi nhận, đánh giá cao. Trong năm 2021, có hơn 1,45 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2020. Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ; trong bối cảnh số lượng phục vụ ngày càng tăng, khối lượng công việc ngày càng nhiều (quản lý trên 16 triệu lao động tham gia BHXH, BHTN; trên 88 triệu người tham gia BHYT, tương tác thường xuyên với trên 90% dân số, trên 600 nghìn đơn vị, doanh nghiệp), ngành BHXH Việt Nam đã cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, giao dịch điện tử trong các mảng nghiệp vụ;…
Đưa chính sách đến với doanh nghiệp và người lao động Theo BHXH Việt Nam, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời với phương châm đưa chính sách đến với doanh nghiệp và người lao động nhanh nhất, thuận tiện nhất. Với trách nhiệm là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách, BHXH Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan kịp thời trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nhờ đó, chỉ sau 7 ngày thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngành BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 375 nghìn đơn vị, tương ứng 11,238 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; thành lập Đoàn công tác để trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn tại Hà Nội và 19 tỉnh, thành phố phía Nam; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 5 ngày còn 1 ngày làm việc. Sau 5 ngày thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg toàn ngành BHXHViệt Nam đã hoàn thành gửi thông báo giảm mức đóng (1% xuống 0%) vào Quỹ BHTN đến 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, với số tiền trên 7.595 tỷ đồng; đến hết ngày 21/12/2021, đã chi trả chế độ hỗ trợ cho 12,94 triệu lao động, với tổng số tiền hỗ trợ là 30,73 nghìn tỷ đồng. Các thủ tục đảm bảo nhanh, đơn giản, được doanh nghiệp, người lao động đánh giá cao. Cùng với đó, BHXH Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế đảm bảo quyền lợi cho người bệnh tại bệnh viện ở khu vực cách ly, bệnh viện dã chiến và tháo gỡ khó khăn trong thanh toán chi trả BHYT cho người bệnh trong điều kiện dịch bệnh tại các địa phương. Trong năm 2022, toàn ngành BHXH Việt Nam sẽ tập trung cao độ, nỗ lực lớn nhất, quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của Ngành; chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; tăng cường phân cấp, phân quyền trách nhiệm;…
|