【kết quả bóng đá nữ c1】Hưởng lợi từ thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mới
时间:2025-01-10 01:38:30 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Việc hợp pháp hóa vai trò này được nêu trong Điều 11 của Hiệp định quốc tế của Liên hợp quốc về đơn giản hóa thủ tục hải quan (Geneva,ưởnglợitừthủtụccấpchứngnhậnxuấtxứmớkết quả bóng đá nữ c1 năm 1923) và sau đó được khẳng định trong Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan.
Theo quy định của các Công ước trên, các chính phủ tham gia ký kết có thể cho phép các tổ chức “có thẩm quyền đầy đủ và có khả năng bảo lãnh cần thiết” cấp C/O. Qua việc cấp và chứng nhận C/O, Phòng Thương mại có vai trò duy nhất và quan trọng trong cấp chứng nhận xuất xứ của một sản phẩm- một quy trình thủ tục phức tạp và đôi khi còn gây ra nhiều tranh cãi.
Thực tế thương mại hiện nay cho thấy số lượng các loại hàng hóa giao dịch đang tăng với thành phần cấu thành của các hàng hóa rất đa dạng. Các quy tắc xuất xứ cũng ngày càng phức tạp vì chưa có chuẩn mực quốc tế cho các quy tắc xuất xứ không ưu đãi và nhất là các hiệp định thương mại khu vực thường chỉ quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan nên chỉ giới hạn ở phạm vi các bên tham gia ký kết.
C/O là loại chứng từ thương mại được sử dụng rộng rãi nhất và được cơ quan Hải quan yêu cầu xuất trình để chứng minh nguồn gốc của một sản phẩm. Hiện nay, có hai loại quy tắc xuất xứ (ROO) là ưu đãi và không ưu đãi.
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được sử dụng để phân biệt sản phẩm nước ngoài với sản phẩm trong nước nhằm mục đích áp dụng các công cụ chính sách thương mại như chống bán phá giá, trả đũa thương mại, các quy định về an toàn hàng hóa, yêu cầu về nhãn mác hàng hóa, quản lý hạn ngạch, quota và các quy định về đấu thầu của chính phủ.
Quy tắc xuất xứ ưu đãi được sử dụng trong các hiệp định thương mại và Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) để xác định các điều kiện để quốc gia nhập khẩu xem xét sản phẩm có nguồn gốc từ nước xuất khẩu hay không làm cơ sở cho việc áp dụng các hình thức ưu đãi của nước nhập khẩu.
Tại nhiều quốc gia, dấu chứng nhận xuất xứ của một Phòng Thương mại mang lại sự tin cậy cho những nội dung được nêu trong chứng từ. Cơ quan quản lý luôn mong muốn nhìn thấy dấu chứng thực xuất xứ của Phòng Thương mại trước khi cho phép hàng hóa nhập khẩu vào trong nước. Tuy nhiên, những vấn đề tranh cãi liên quan đến vẫn tồn tại trong nhiều năm qua.
Có trường hợp, C/O không được điền đầy đủ thông tin hoặc không chấp hành đúng yêu cầu cung cấp thông tin. Thậm chí, có nhiều trường hợp CO được xuất trình với cơ quan Hải quan với dấu giả và chữ ký giả. Chính vì vậy, quy trình cấp chứng nhận xuất xứ quốc tế mới của ICC WCF đã ra đời để giúp các cơ quan chức năng khắc phục tình trạng trên.
Với hơn 2.000 Phòng Thương mại hàng năm cấp hơn 15 triệu C/O trên toàn thế giới, Hiệp hội các Phòng Thương mại quốc tế (ICC WCF) tập hợp một mạng lưới gồm 12.000 Phòng luôn nỗ lực đảm bảo “tính quốc gia” của hàng hóa bằng cách xác thực tính hợp lệ của các chứng nhận xuất xứ.
Trong những nỗ lực thực hiện cam kết tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại thông qua đơn giản hóa quy tắc xuất xứ, mới đây, ICC WCF đã xây dựng một chứng nhận xuất xứ và một hệ thống quy trình cấp chứng nhận quốc tế mới. Về cơ bản, những hình thức C/O không thay đổi nhưng quy trình xét duyệt cấp C/O sẽ có những điều chỉnh quan trọng. Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong cấp C/O được xác định rõ.
Các bước đánh giá thành phần, nguyên liệu cấu thành sản phẩm, quy trình sản xuất, lắp ráp cũng được đưa vào trong quy trình. Việc áp dụng hệ thống chứng nhận mới sẽ gồm nhiều giai đoạn để đảm bảo các thành viên khi tham gia có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng trong thực tế. Trong đó, giai đoạn đầu sẽ tập trung vào C/O không ưu đãi- loại CO phổ biến nhất do Phòng Thương mại cấp tại hầu hết các quốc gia.
Việc ICC WCF xây dựng một quy trình cấp chứng nhận xuất xứ quốc tế mới đã nhận được sự ủng hộ của các thành viên vì sẽ làm tăng độ tin cậy của các Phòng Thương mại. Quy trình này hỗ trợ Phòng Thương mại hoàn thành vai trò và dựa trên hướng dẫn của ICC WCF về C/O quốc tế.
Hướng dẫn này hiện đã được công bố rộng rãi bằng 6 ngôn ngữ phổ biến. Về nguyên tắc, C/O được các Phòng Thương mại có giá trị và được đối tác công nhận nhằm mục tiêu chung tạo thông thoáng cho hàng hóa lưu thông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy trình cấp C/O ở nhiều quốc gia lại khác nhau và không thống nhất. Điều đó xuất phát từ quy định quốc gia hoặc phụ thuộc vào các cơ quan chính phủ có chủ trì việc cấp C/O cùng với Phòng Thương mại.
Khi tham gia quy trình của ICC WCF, các Phòng Thương mại chấp nhận tuân thủ một quy trình thống nhất, áp dụng trên toàn cầu với những chuẩn mực chung. Đồng thời, các bên tham gia cũng có nghĩa vụ áp dụng những thủ tục kiểm tra C/O thống nhất, đáng tin cậy.
Để hỗ trợ cho việc triển khai quy trình mới, ICC WCF sẽ thành lập một nhóm chuyên gia tư vấn về C/O. Cơ cấu hoạt động của nhóm chuyên gia này cũng giống như các nhóm chuyên gia hướng dẫn triển khai Công ước Sổ Tạm quản (ATA) và Hội đồng quản lý Sổ ATA Thế giới (WATAC). Trong năm 2013, ICC WCF cũng đưa ra một chương trình đào tạo trực tuyến về hệ thống quy trình C/O mới với sự trợ giúp của Phòng Thương mại Anh quốc (BCC). Các Phòng Thương mại tham gia hệ thống này sẽ có thêm thuận lợi khi uy tín được nâng cao vì đã áp dụng chuẩn mực quốc tế.
Đối với cơ quan Hải quan, dấu chứng nhận C/O sẽ giúp tăng độ tin cậy và đẩy nhanh việc cho phép thông quan. Những quy định mới về thủ tục cấp C/O cũng là một biện pháp ngăn chặn việc khai báo gian dối. Các Phòng Thương mại được cấp chứng nhận tham gia quy trình mới cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin lên webiste để cơ quan Hải quan có thể kiểm tra trực tuyến C/O được xuất trình cho cơ quan Hải quan.
Về phía các nhà xuất khẩu, họ sẽ được hưởng lợi từ việc hàng hóa được thông quan nhanh chóng, từ đó có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Hơn nữa, quan hệ giữa nhà xuất khẩu và Phòng Thương mại, hãng vận tải hay cơ quan Hải quan cũng sẽ được cải thiện./.
Khánh Minh
上一篇: Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
下一篇: Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
猜你喜欢
- Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát quy hoạch giao thông tại Bình Phước
- Chủ tịch nước dự đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC và ABAC
- Văn kiện Đại hội XIII sẽ được dịch sang 7 thứ tiếng
- Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- Ông Trần Quốc Vượng kiểm tra tổng duyệt, chuẩn bị Đại hội Đảng
- Nhiều người Việt tại Ukraine đã được sơ tán khỏi vùng chiến sự
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc mừng ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ
- Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD