游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:42:35
Hà Nội: Xử lý 57 chung cư vi phạm phòng cháy chữa cháy | |
Vẫn nhiều tồn tại trong phòng cháy,ĐBQHĐầyrẫyquotlỗhổngquottrongphòngcháychữachábảng xếp hạng roma chữa cháy |
Toàn cảnh thảo luận tại hội trường ngày 13/11 |
Hàng nghìn công trình chưa được thẩm duyệt
Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014-2018, hiện nay, còn 2.662 công trình nguy hiểm cháy nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã được thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC. Tính đến tháng 7/2018, cả nước vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC.
Nhấn vào nội dung này, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đặt câu hỏi, tại sao có tình trạng này, là do vi phạm của chủ đầu tư hay do tiêu cực trong công tác kiểm tra, xử lý sai phạm trong công tác PCCC? Điều gì sẽ xảy ra nếu hỏa hoạn tại hàng trăm chung cư, cao ốc đang ẩn chứa nguy cơ an toàn cháy nổ?
Nêu ra một loạt câu hỏi, vị đại biểu này đề nghị Chính phủ, Bộ Công an và chính quyền địa phương xử lý nghiêm tình trạng này, đặc biệt với các chung cư, nhà cao tầng khi đã đưa vào sử dụng thì bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu về PCCC theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, vị đại biểu Thanh Hóa đặc biệt quan tâm tới vấn đề trách nhiệm quản lý nhà nước trong PCCC. "Báo cáo giám sát cho thấy hàng nghìn vụ cháy xảy ra, hàng trăm người thiệt mạng, nhiều ha rừng, cơ sở vật chất bị thiêu rụi. Thiệt hại là rất lớn nhưng có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức hoặc xử lý liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong PCCC? Công tác xử lý trách nhiệm về quản lý nhà nước thời gian qua không tương xứng với những tồn tại, vi phạm, sai phạm trong công tác PCCC", đại biểu Cao Thị Xuân đánh giá.
Xung quanh vấn đề PCCC, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng: Thực trạng PCCC được báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội đưa ra không mới, nguyên nhân cũng không bất ngờ song đã cho thấy cái nhìn toàn thể đối với thực tế hiện nay.
Công tác PCCC được xác định “phòng là chính”, đặc biệt phải có những giải ngăn ngừa từ các bên liên quan, từ cơ quan chức năng và nhất là người dân… Do đó, trong Nghị quyết của Quốc hội phải làm rõ tính chủ động của các cá nhân, đơn vị trong phòng, chống cháy nổ.
Nhìn thẳng vào tồn tại, bịt ngay "lỗ hổng"
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh, đã đến lúc nhìn thẳng vào thực trạng phòng, chống cháy nổ hiện nay để thấy những "lỗ hổng", cần phải truy trách nhiệm, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Trước tiên là "lỗ hổng" trong những văn bản hướng dẫn. Qua tham gia một số đoàn giám sát, đại biểu nhận thấy có sự chồng chéo, bấp cật, thiếu thống nhất, sự lạc hậu của các quy định pháp luật, không chỉ quy định pháp luật trực tiếp về phòng, chống cháy nổ mà cả các quy định liên quan ở đối tượng xây dựng, giao thông, điện lực. Đây là nguyên nhân khiến các địa phương lúng túng trong thực hiện.
Bên cạnh đó, theo vị đại biểu Đồng Tháp, “lỗ hổng" trong thực hiện cũng khá rõ. Cơ quan chức năng khẳng định làm tốt công tác tuyên truyền, nhưng người dân khi được hỏi lại nói rằng không biết. Cơ quan chức năng khẳng định quan tâm thực hiện kiểm tra, giám sát nhưng những sai phạm trong cháy nổ phát hiện và xử lý rất ít.
"Chuyện đáng buồn là khi quy trách nhiệm thì có tình trạng đổ lỗi, trên đổ lỗi cho dưới là không chấp hành, dưới đổ lỗi cho trên là không hướng dẫn. Người dân cho là chính quyền không quan tâm, chính quyền cho là người dân không chấp hành", đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nói.
Cho rằng “đây là văn hóa đổ lỗi trong quy trách nhiệm”, đại biểu tỉnh Đồng Tháp bày tỏ quan điểm, phải nhìn thẳng vào các tồn tại, bịt ngay "lỗ hổng" trong công tác xây dựng lập pháp, hướng dẫn triển khai thực hiện, giám sát thực hiện. Hơn hết là hãy dừng đổ lỗi để truy xét trách nhiệm rõ hơn, nhận trách nhiệm nghiêm túc hơn, từ đó tìm giải pháp phù hợp hơn.
Một số đại biểu đánh giá, qua cuộc giám sát lần này, "lỗ hổng" pháp luật sẽ được phát hiện và bịt lại, kinh phí còn thiếu sẽ được quan tâm cấp bù nhưng những "lỗ hổng" về nhận thức, khoảng trống trách nhiệm cần phải được quan tâm và có giải pháp đích đáng để lấp đầy.
Trong Nghị quyết của Quốc hội về chuyên đề giám sát lần này, cần có hẳn một điều về tái giám sát, đặc biệt là trong thực thi công vụ trong PCCC. Chỉ có giám sát thường xuyên, xử lý nghiêm minh mới khắc phục được những tồn tại như báo cáo đã nêu.
Theo Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014-2018: Trong giai đoạn giám sát, toàn quốc đã thẩm duyệt PCCC đối với 58.504 dự án, công trình; tổ chức nghiệm thu về PCCC cho 29.230 dự án, công trình. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC; tính đến tháng 7/2018, còn 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC. Về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các vụ cháy, nổ: Giai đoạn 2014 - 2018, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng mới 96.792 phương án chữa cháy, tổ chức thực tập 52.032 phương án, trong đó có 3.642 phương án xử lý tình huống cháy, nổ lớn có huy động nhiều lực lượng... Mặc dù vậy, việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy ở một số cơ sở vẫn còn tính hình thức hoặc đối phó. Việc xây dựng, bố trí các điều kiện chữa cháy (giao thông, nguồn nước, phương tiện...) chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu chữa cháy... |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接