Nguyên nhân của hiện tượng trồi sụt này là các cổ phiếu vốn hóa lớn,ứngkhoántuầntớiĐộnglựcnàtại ta88 có tầm quan trọng đáng kể lên VN-Index không thật sự nổi bật. Để thị trường tăng cao hơn, chỉ số vợt qua mức kháng cự quan trọng, cần nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Đáng tiếc là hiện không có “anh tài” nào bộc lộ sức mạnh rõ rệt. Cổ phiếu tài chính yếu hơn VN-Index Cổ phiếu tài chính với nòng cốt là các mã ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm cách đây 3 tuần còn được trông đợi là ẩn số của thị trường. Nếu các cổ phiếu này tăng tốt, VN-Index sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ, vì đa số là vốn hóa khá cao như VCB, BID, CTG, BVH… Tuy nhiên đến khi kết quả kinh doanh được công bố, nhiều cổ phiếu lớn trong nhóm này gây thất vọng thật sự. Vấn đề không hẳn nằm ở con số lợi nhuận cao hay thấp, mà ở phản ứng yếu ớt của nhà đầu tư trong việc hưởng ứng triển vọng tăng giá. Có một thực tế là cổ phiếu tài chính đã xuất hiện một số diễn biến tăng khá tốt hồi cuối tháng 9, xuất phát từ những kỳ vọng về kết quả kinh doanh cũng như xào đi xào lại “ước nguyện” nhiều năm nay là tăng room. Điều này không hẳn là phản ánh trước những kỳ vọng vì khi đó cả thị trường cũng có những chuyển biến tăng giá. VCB là tiêu biểu cho dạng thất vọng này. Giá tăng gần 12% trong nửa sau của tháng 9 và giảm trở lại hơn 7% cho đến trước thời điểm công bố kết quả kinh doanh cuối tuần trước. VCB hầu như không phản ứng gì trước con số lợi nhuận ngàn tỷ đồng. BID là một trường hợp hơi khác, tuần qua tăng 3,5%, mạnh nhất trong số các cổ phiếu ngân hàng của HSX. Tuy nhiên diễn biến này gắn liền đại hội cổ đông bất thường vào dịp cuối tuần của ngân hàng này, khi nhiều kỳ vọng được đặt ra như có trả cổ tức bằng cổ phiếu hay không, giải quyết nợ xấu thế nào, kế hoạch tăng vốn… Thực tế BID khi xuất hiện thông tin lợi nhuận cũng như trả cổ tức tiền mặt, giá đã điều chỉnh trong 2 ngày cuối tuần. Những thông tin tại đại hội cổ đông bất thường không nhiều hấp dẫn, BID sẽ trả lượng tiền mặt lớn cho cổ tức, cộng với vấn đề trích lập dự phòng cao. Thị trường sẽ sớm cho thấy phản ứng với thông tin mới này. BVH là cổ phiếu thuộc nhóm trụ chưa công bố kết quả kinh doanh và giá đang giảm 8% kể từ đỉnh cuối tháng 9. BVH là một trong những blue-chips tăng giá rất khá trong tháng 9 và có thể đã phản ánh đủ kỳ vọng kết quả kinh doanh. Các cổ phiếu chứng khoán trong nhóm tài chính cũng không cho thấy ánh sáng nào. SSI, HCM, BVS đều đã có kết quả kinh doanh và giá đều sụt giảm. Nhìn tổng thể nhóm ngành tài chính của HSX qua chỉ số VNFinance thì hai tuần qua chỉ số này giảm hơn 1,2% trong khi VN-Index tăng khoảng 0,1%. Không mấy khó khăn để nhận ra rằng nhóm cổ phiếu tài chính đang yếu hơn thị trường chung rất nhiều. Cụ thể, cả VN-Index lẫn VNFinance Index đều tạo đỉnh cao vào giữa tháng 7, nhưng kể từ đỉnh đó đến nay, VNFinance Index giảm 11%, VN-Index tăng gần 1,1%. Dầu khí – trông chờ vào yếu tố bên ngoài Cổ phiếu dầu khí không hẳn là trụ lớn của thị trường, ngoài GAS, nhưng lại đang là niềm hi vọng khả dĩ lúc này. Kỳ vọng đến từ biến động của giá dầu thế giới khi cuối tháng 9, đầu tháng 10 giá tăng rất tốt vượt qua ngưỡng 50 USD/thùng với cả hai loại dầu chính. GAS cũng làm được điều tương tự khi tăng gần 16% trong thời gian này. Tuy nhiên khi kết quả kinh doanh xuất hiện thì thị trường bắt đầu xem xét lại. Lợi nhuận sau thuế giảm gần 47% so với cùng kỳ. Giá dầu giảm là nguyên nhân chính khiến lợi nhuân giảm. Nếu vậy giá dầu tăng, GAS có thể có triển vọng tốt hơn về lợi nhuận. Tuy nhiên khi đó kỳ vọng lại hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, vốn cực kỳ khó đoán. Tất cả các cổ phiếu dầu khí đều trong tình trạng như vậy. Nếu như một nhóm cổ phiếu manh nha nắm vai trò làm trụ của thị trường lại phụ thuộc quá lớn vào biến động từ bên ngoài, thì khi đó thị trường gặp rủi ro còn cao hơn. Bất động sản yếu Cũng giống như các cổ phiếu tài chính, nhóm bất động sản mạnh hơn thị trường chung trong tháng 9. Chỉ số VNReal ở HSX trong tháng 9 tăng khoảng 18,4% trong khi VN-Index tăng 2,4%. Tuy nhiên kể từ cuối tháng 9 đến nay, các cổ phiếu bất động sản lại đuối hơn thị trường chung. Chỉ số nhóm giảm 3,7% trong khi VN-Index hầu như đi ngang. Nhóm này chỉ có một số cổ phiếu “dị” hơn với mức tăng giá mạnh như FLC, HAR, NTL do được đầu cơ. Ảnh hưởng mạnh nhất lên VN-Index trong nhóm chỉ là VIC nhưng cổ phiếu này trong tháng 10 cũng yếu hơn VN-Index khi giảm 6,5% từ cuối tháng 9. VIC chưa công bố kết quả kinh doanh quý 3 nhưng nếu có kỳ vọng gì thì giá cũng đã phải tiến triển trước. Có thể nhịp tăng tháng 9 đã phản ánh hết thông tin. Hiện tượng của VIC cũng khá giống với các cổ phiếu được đầu cơ trên cơ sở yếu tố cơ bản. Thực ra bất kỳ cổ phiếu nào cũng có thể được đầu cơ, kể cả các blue-chips vốn hóa lớn. Khi có yếu tố cơ bản tạo kỳ vọng, thậm chí các dòng tiền lớn, dài hạn cũng có thể thúc đẩy yếu tố đầu cơ. HPG, HSG và các mã cổ phiếu nhóm ngành sắt thép nói chung là tiêu biểu. Việc kết quả kinh doanh xuất hiện không tạo được giá tăng là bình thường nếu như giá đã phản ánh hết kỳ vọng. Lịch sử thị trường cho thấy giá thường tăng trước khi có thông tin kết quả kinh doanh và thời điểm công bố lại là những biến động rất thất thường.
Chả lẽ lại phụ thuộc đầu cơ? Việc kéo chỉ số ngoài các mã tài chính, bất động sản, dầu khí lớn, còn một số cổ phiếu khác như VNM, MSN cũng đáng quan tâm. MSN đang chịu nhiều tác động bất lợi và giá đang yếu hơn VN-Index, đã giảm hơn 7% kể từ cuối tháng 9. VNM là câu chuyện hơi khác, khi kết quả kinh doanh phải nhường chỗ cho kỳ vọng về định giá thoái vốn của cổ đông nhà nước. Tuy thế kể từ đầu tháng 10 tới nay VNM chủ yếu vẫn là đi ngang. VN-Index thời điểm hiện tại bất ngờ là lại phải phụ thuộc vào một số cổ phiếu đầu cơ mới nổi. Quả thực đã nhiều lần cổ phiếu ROS cứu nguy cho VN-Index khi nhiều cổ phiếu blue-chips khác giảm giá. ROS cuối tuần rồi đã chính thức nhảy lên vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng vốn hóa lớn nhất của sàn HSX. Giá trị vốn hóa đang là 29.154 tỷ đồng. Như vậy tuần qua ROS tăng thêm 6.106 tỷ đồng giá trị vốn hóa, hay 1.221,2 tỷ đồng trong mỗi phiên giao dịch. Hiện ROS đã vượt qua MBB và MWG, FPT, thậm chí là gấp gần 3 lần vốn hóa của DPM. Nếu ROS tăng thêm 10% nữa thì vốn hóa sẽ vượt qua đại gia sắt thep HPG, nếu tăng 15% sẽ bám sát đại gia bảo hiểm BVH. Hành trình leo lên “chiếu trên” của ROS đã khá thành công và cổ phiếu này có tiềm năng trở thành hi vọng mới của VN-Index. Lý do chủ yếu là lúc này không còn cổ phiếu nào khác khả dĩ có thể tăng giá một cách chắc chắn, bất chấp thị trường và vốn hóa đủ lớn cả.
Trọng Nghĩa |