您现在的位置是:Thể thao >>正文

【kết quả ngoài hạng anh】Nâng cấp hạ tầng cho làng cổ Phước Tích

Thể thao16人已围观

简介Mặc dù được dọn dẹp sau mưa lũ, nhưng đường làng Phước Tích rất trơn trượt, ảnh hưởng đến việc đi lạ ...

Mặc dù được dọn dẹp sau mưa lũ,ângcấphạtầngcholàngcổPhướcTíkết quả ngoài hạng anh nhưng đường làng Phước Tích rất trơn trượt, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân

Còn nhiều bất cập

Đến làng cổ Phước Tích (thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, Phong Điền) vào những ngày mưa, dù đã được người dân cảnh báo trước, nhưng chúng tôi đã không ít lần té ngã trên đường làng.

Được xây dựng từ năm 2008-2010, đường làng, ngõ xóm ở Phước Tích thiết kế 2 bên đúc bê tông xi măng, ở giữa lót gạch, tạo cảnh quan của làng khang trang hơn. Tuy nhiên, qua thời gian mưa, nắng, lũ lụt, lớp gạch ở giữa bị ẩm, rêu bám nên trơn trượt, gây nguy hiểm cho người dân cũng như du khách khi đến tham quan, trải nghiệm tại làng cổ Phước Tích.

Ông Lương Vĩnh Viễn, công tác tại Ban Mặt trận thôn chia sẻ: Đường trơn đã gây tai nạn cho nhiều người dân khi đi trên các tuyến đường này. Bên cạnh đó, hệ thống điện quanh làng chưa phù hợp với cảnh quan kiến trúc di sản làng cổ. Hệ thống điện sinh hoạt vào các nhà dân đi trên cao và xuyên qua các cây, gây mất an toàn, nhất là trong mùa mưa bão. Để hạn chế điều này, người dân trong làng đã phải chặt bỏ một số cành cây. Tuy nhiên, những cây trong làng cổ là những cây bản địa quý, có giá trị kinh tế cao và phục vụ du lịch nên chặt bỏ rất đáng tiếc...

Theo Ban quản lý Làng cổ Phước Tích, từ năm 2009 đến nay (khi làng Phước Tích được công nhận là di tích cấp Quốc gia), từ nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh, huyện và địa phương, nhiều công trình hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống kè chống xói lở bờ sông tại làng cổ, hệ thống điện chiếu sáng công cộng và sinh hoạt của người dân, các nhà rường cổ được trùng tu, sửa chữa, các dự án bảo vệ môi trường... được thi công và đưa vào sử dụng với tổng nguồn vốn hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, qua thời gian, làng cổ Phước Tích vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, có 12 ngôi nhà rường đang xuống cấp, chưa được trùng tu...

Những giải pháp

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 45 km, hiện nay, làng Phước Tích có 117 ngôi nhà, trong đó có 24 ngôi nhà cổ có giá trị, ngôi nhà cổ nhất được dựng vào năm 1850, kế đến là ngôi nhà được dựng vào năm 1870. Đây là ngôi làng thứ hai của Việt Nam được công nhận làng di sản cấp quốc gia, với những lợi thế về quần thể nhà rường cổ, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ..., trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.

Mới đây, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2705/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích với quy mô diện tích 53,9 ha, kinh phí trên 2 tỷ đồng. Mục tiêu đặt ra là bảo tồn, phát huy giá trị di sản làng cổ Phước Tích gắn với phát triển du lịch bền vững và tạo sự kết nối, phát triển không gian kinh tế - văn hóa và xã hội. Thực hiện khoanh vùng, xác định các đặc trưng và các di tích cần bảo vệ, bảo tồn nguyên trạng hoặc bảo tồn một phần theo các yêu cầu khác nhau; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan cho các không gian bảo tồn di tích và phát triển mới (khu vực công cộng, khu vực điểm dân cư nông thôn, khu vực hạ tầng kỹ thuật); phát triển du lịch dịch vụ gắn với lợi ích cộng đồng dân cư địa phương...

Ông Đoàn Văn Quốc, Chủ tịch UBND xã Phong Hòa cho biết, cuối năm 2018, được sự hỗ trợ của huyện về đá chẻ và ngày công với kinh phí 62 triệu đồng, cùng với sự đóng góp của người dân đã triển khai thi công 2 con đường tại làng cổ Phước Tích có chiều dài 250m, với tổng kinh phí gần 150 triệu đồng theo thiết kế mới. 2 con đường đang trong giai đoạn hoàn thiện, sẽ hạn chế được trơn trượt như người dân phản ánh.

Thường trực HĐND huyện Phong Điền cũng đã có văn bản số 146/TTHĐND-VP ngày 28/11/2018 về việc thống nhất chủ trương của UBND huyện Phong Điền về bổ sung Dự án “Hệ thống hạ tầng kỹ thuật làng cổ Phước Tích” vào danh mục đầu tư xây dựng giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí trên 13,6 tỷ đồng, như: Xây dựng đường giao thông nội bộ làng cổ, đầu tư chỉnh trang hệ thống điện chiếu sáng và cấp điện sinh hoạt, bãi đỗ xe. Trong đó, đường giao thông với chiều dài 3.220m, thiết kế đá chẻ ở giữa rộng 1m, 2 bên bê tông. Thay thế cột đèn đã xuống cấp bằng cột bê tông giá gỗ và đèn Led. Đầu tư xây dựng mới 3.846m hệ thống điện chiếu sáng dọc các tuyến giao thông trong khu vực làng cổ. Ngoài ra, ngầm hóa 5.395m hệ thống cấp điện sinh hoạt cho các hộ dân, tạo mỹ quan cho khu vực di tích. Xây mới bãi đỗ xe với diện tích 5.000m2...

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền khẳng định: Từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng Làng cổ Phước Tích là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm để không ngừng phát triển và phát huy giá trị của làng cổ Phước Tích; đồng thời kết nối các tuor, tuyến nhằm phát triển du lịch -dịch vụ của huyện trong tương lai.

Bài, ảnh:Hải Huế

Tags:

相关文章