您的当前位置:首页 > La liga > 【kết. quả bóng đá】Mua bán, xử lý nợ: Không nên bó gọn hoạt động khi thị trường có nhu cầu 正文

【kết. quả bóng đá】Mua bán, xử lý nợ: Không nên bó gọn hoạt động khi thị trường có nhu cầu

时间:2025-01-10 20:56:47 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

DATC đã mua và xử lý nợ xấu từ nhiều tổ chức tín dụng.Theo đại biểu Quốc hội, TS. Nguyễn Anh Tuấn, v kết. quả bóng đá

no

DATC đã mua và xử lý nợ xấu từ nhiều tổ chức tín dụng.

TheánxửlýnợKhôngnênbógọnhoạtđộngkhithịtrườngcónhucầkết. quả bóng đáo đại biểu Quốc hội, TS. Nguyễn Anh Tuấn, việc tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, cơ chế đủ rộng cho mô hình công ty là công cụ của Chính phủ như DATC là cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

DATC không chỉ tái cơ cấu DNNN

Theo đó, dự thảo quy định đối tượng DATC tham gia tái cơ cấu DN với cả DN không thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa và Công ty TNHH MTV do DN nhà nước (DNNN) nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty quản lý, sử dụng chủ yếu nguồn lực tài chính của công ty để thực hiện mua, bán, xử lý các khoản nợ và tài sản, dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để tiếp tục đầu tư, khai thác theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tái cơ cấu DN thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ.

Để hỗ trợ ngành nghề hoạt động chính, DATC được phép kinh doanh quản lý, đầu tư, khai thác và xử lý đối với dự án bất động sản là tài sản bảo đảm khoản nợ, tài sản nhận gán nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận theo chỉ định; tư vấn xử lý nợ, tài sản, mua, bán, sáp nhập, tái cơ cấu DN và thực hiện các hoạt động thẩm định giá; dịch vụ quản lý nợ và thu nợ trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

Những nội dung này cũng phù hợp với quy định tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ. Theo đó, đối với DN cổ phần hóa sau khi xử lý tài chính và xác định lại giá trị DN mà giá trị thực tế DN thấp hơn các khoản phải trả (âm vốn chủ sở hữu) thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo DN phối hợp với DATC và các chủ nợ của DN xây dựng phương án mua bán nợ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả để tái cơ cấu DN hoặc chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật. Quy định theo hướng này tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thì không còn giới hạn việc DATC chỉ tham gia tái cơ cấu tại các DN thuộc danh mục Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Như vậy, dự thảo nghị định của DATC là phù hợp với quy định tại Nghị định 126 sửa đổi.

Theo Bộ Tài chính, nếu DATC chỉ thực hiện tái cơ cấu DNNN thuộc danh mục Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa thì số lượng DN được tái cơ cấu sẽ rất hạn chế và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của DATC, trong khi đây là hoạt động kinh doanh chính của DATC. Thực tế, từ khi Nghị định số 126 có hiệu lực (1/1/2018) thì không phát sinh đối tượng DATC tham gia tái cơ cấu theo nghị định này. Do đó, cùng với việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126 nêu trên và để tạo điều kiện cho DATC phát huy năng lực xử lý nợ, tái cơ cấu DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC, đối tượng DATC tham gia tái cơ cấu quy định tại dự thảo nghị định là phù hợp.

Hoạt động của DATC không trùng lắp với VAMC

Trong quá trình lấy ý kiến cho dự thảo nghị định, một số cơ quan có ý kiến đề nghị rà soát nhiệm vụ hoạt động của DATC để tránh chồng chéo, trùng lắp với hoạt động của VAMC. Về phía mình, DATC cũng có ý kiến đề nghị làm rõ việc DATC có được mua nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) hay không.

Về vấn đề này, cơ quan soạn thảo cho rằng VAMC được thành lập với mục tiêu nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP), khác với mục tiêu thành lập của DATC theo Quyết định số 109/QĐ-TTg là hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, chuyển đổi, tái cơ cấu DNNN. Thời gian qua, 2 định chế này vẫn hoạt động song song với mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau mặc dù nghiệp vụ, cách thức thực hiện có một số điểm giống nhau, ví dụ như cùng có nghiệp vụ mua nợ (VAMC mua nợ của các TCTD nhằm xử lý nợ xấu, DATC mua nợ của các TCTD và các tổ chức kinh tế khác nhằm tái cơ cấu DN). Hơn nữa, dự thảo nghị định quy định DATC mua bán, xử lý nợ và tài sản không trùng lắp với mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của VAMC cũng nhằm làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của DATC là không trùng lắp với VAMC.

Thời gian qua các khoản nợ DATC mua của các TCTD chiếm trên 95% và đều gắn với các DN DATC tham gia mua bán, xử lý nợ và tái cơ cấu DN. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của DATC hiện nay không hạn chế việc DATC mua nợ từ chủ nợ nào. Việc DATC mua nợ của các TCTD chỉ là một nghiệp vụ hoạt động trong quy trình xử lý nợ, tái cơ cấu DN. Dự thảo nghị định cũng không quy định hạn chế DATC chỉ được mua nợ của các chủ nợ nào.

Theo TS. Trần Anh Tuấn - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, việc mở rộng, làm rõ lĩnh vực hoạt động của những mô hình công ty như DATC là cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Sau 17 năm ra đời và hoạt động, các cơ chế, chính sách cho công ty cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh thị trường mới, định hướng chính sách mới của Chính phủ. Để làm tốt vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc tham gia xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các DN, công ty cần có cơ sở pháp lý đủ mạnh, có cơ chế hoạt động đủ rộng.

“Khi thị trường đã có nhu cầu, thì không nên chỉ bó gọn hoạt động của DATC trong đối tượng là DNNN, mà nên mở rộng ra cho các loại hình DN, lĩnh vực khác nữa” - TS. Trần Anh Tuấn nói. Việc tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi cho hoạt động của DATC cũng là tạo thêm cơ hội cho các DN khó khăn bởi nợ xấu, DN trên bờ vực phá sản có điều kiện được tái cơ cấu, từng bước phục hồi hoạt động kinh doanh để tránh nguy cơ đổ vỡ gây nhiều hệ luỵ cho tất cả các bên của nền kinh tế.

H.Y