Tổ chức hoạt động cho thiếu nhi ở nhà văn hóa cộng đồng Trường An
Số lượng nhà văn hóa ở các phường tại TP. Huế hiện không chỉ thiếu mà hầu hết còn hoạt động không hiệu quả. Các sinh hoạt phổ biến chủ yếu là những hoạt động mang tính định kỳ như hội họp hoặc phục vụ tuyên truyền. Nhiều trong số này hoạt động tự phát hoặc đang xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến ngưng hoạt động. Một số khác cho thuê làm chỗ kinh doanh,ầncócơchếpháthuyhiệuquảnhàvănhókèo nhà cái bóng đá trực tiếp hôm nay buôn bán khá nhếch nhác, như: quán ăn, bãi đỗ xe, tập kết vật liệu, thậm chí có nơi còn cho thuê làm quán nhậu.
Theo Viện Quy hoạch xây dựng Thừa Thiên Huế, nguyên nhân là do thiếu các chương trình hoạt động được định hướng rõ ràng, thiếu những quy định cụ thể về quy chế hoạt động, quản lý. Điều này gây lãng phí quỹ đất cũng như tạo ra sự phản cảm trong quá trình sử dụng các công trình văn hóa. Kiến trúc sư (KTS.)Trần Quang Hiếu, người trực tiếp tiến hành khảo sát thực địa chương trình quy hoạch này cho rằng, muốn nhà văn hóa hoạt động hiệu quả nhất thiết phải có sự quản lý đồng bộ. Cơ quan quản lý phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân để đưa ra các chương trình hoạt động hiệu quả; người dân cũng cần có sự năng động, sáng tạo để đề xuất được những sinh hoạt thiết thực.
Cũng có một số nhà văn hóa được khai thác khá tốt với việc tổ chức các hoạt động mang tính văn hóa, giáo dục thiết thực, có thể được nhân rộng, như: mô hình cho thuê địa điểm tổ chức trung tâm giáo dục, bồi dưỡng kiến thức hay làm trung tâm tập thể hình, dạy võ thuật, khiêu vũ, yoga ở các phường An Hòa, Xuân Phú, Thủy Xuân... Hay như Nhà văn hóa phường Phú Hội được xây dựng vừa làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, vừa làm bãi giữ xe phục vụ cho phố đi bộ Võ Thị Sáu – Chu Văn An – Phạm Ngũ Lão.
KTS. Trần Quang Hiếu cho rằng, phát triển thiết chế văn hóa phải phù hợp với nhu cầu sinh hoạt văn hóa của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Tất nhiên cũng có yêu cầu chung, đó là các chương trình hoạt động phải ưu tiên nâng cao đời sống tinh thần của người dân địa phương và hướng đến tạo ra kinh phí để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động và duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất. Việc chỉ xây dựng nhà văn hóa với mục đích hội họp đơn thuần là rất lãng phí, mà cần tích hợp nhiều hoạt động khác. Xã hội hóa khai thác các công trình văn hóa vừa tạo sự sinh động cho không gian nhà văn hóa, vừa tạo nguồn quỹ đáng kể phục vụ việc duy tu bảo dưỡng công trình.
Để các hoạt động này được tổ chức hợp lý, ngoài việc từng bước hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công trình nhà văn hóa cơ sở, như tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động, nhất thiết phải xây dựng bộ máy tổ chức, cán bộ, có cơ chế chính sách, kế hoạch, quy chế quản lý vận hành các nhà văn hóa một cách cụ thể và phù hợp, không để các hoạt động diễn ra tự phát, mạnh ai nấy làm như hiện nay. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần tiến hành cắm mốc giới các địa điểm, quỹ đất dành cho xây dựng nhà văn hóa các phường, không sử dụng các địa điểm đó vào mục đích khác, trường hợp cần thiết chuyển đổi thì phải xác định địa điểm thay thế tương ứng.
Bài, ảnh: Quang Nhật