当前位置:首页 > World Cup > 【ty le cuoc keo nha cai】Những hoạt động tài chính nổi bật sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

【ty le cuoc keo nha cai】Những hoạt động tài chính nổi bật sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

2025-01-10 10:47:10 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Giay bac Viet Nam

Ảnh minh họa. Ảnh: TL

Ngay khi ra đời,ữnghoạtđộngtàichínhnổibậtsaukhithànhlậpnướcViệtNamDânchủCộnghòty le cuoc keo nha cai để bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Lâm thời non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã bắt tay ngay vào quá trình quản lý đất nước, phải đối mặt giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, vừa phải chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, vừa phải xây dựng nền tài chính quốc gia.

Theo đó, ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập Bộ Tài chính để phục vụ cho việc chi tiêu của Chính phủ, xây dựng và quản lý việc thu chi ngân sách, từng bước xây dựng và phát triển nền tài chính, tiền tệ của nước Việt Nam độc lập.

Vào thời điểm này, ngành Tài chính Việt Nam tuy mới ra đời nhưng đã phải đương đầu với những công việc hết sức khó khăn. Đặc biệt, sau khi giành được chính quyền, kiểm tra ngân khố Trung ương chỉ còn 1.250.000 đồng Đông Dương, trong đó có 580.000 đồng tiền hào đã rách nát và chờ tiêu hủy. Thêm vào đó, khi vào nước ta quân đội của Tưởng Giới Thạch bắt nhân dân ta phải tiêu tiền Quan kim, Quốc tệ của chúng nhằm làm lũng đoạn nền tài chính quốc gia Việt Nam.

Nhận thấy rõ những khó khăn của ngành Tài chính trong buổi đầu của chế độ mới, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có nhiều cố gắng trong việc tìm ra những biện pháp tháo gỡ, như phát động "Tuần lễ vàng", "Tuần lễ đồng"... Hưởng ứng xây dựng "Quỹ độc lập" và phong trào "Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của, vàng bạc, kể cả những vật kỷ niệm quý giá trong đời tư, như nhẫn cưới, hoa tai... ủng hộ chính quyền cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, đồng bào cả nước đã góp được 20 triệu đồng và 370 kg vàng...

Tuy vậy, những biện pháp trên cũng chỉ là trước mắt, vấn đề cơ bản và lâu dài là phải phát hành đồng tiền Việt Nam. Chính vì vậy, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần thảo luận và quyết định giao cho Bộ Tài chính tổ chức in và phát hành giấy bạc tài chính Việt Nam. Đó là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền tài chính, tiền tệ của nước nhà trong bối cảnh vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Sau khi có chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc in và phát hành tờ bạc tài chính Việt Nam, mọi công tác tổ chức sản xuất được tiến hành khẩn trương và bí mật. Đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên lâm thời Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ công việc in và phát hành giấy bạc Việt Nam.

Việc tiến hành tổ chức in giấy bạc được diễn ra khá phức tạp và công phu, bước đầu là vẽ các mẫu các loại giấy bạc, tiếp đó là chọn mẫu chính thức và chọn nhà in nơi an toàn, tránh sự theo dõi và phá hoại của địch. Kết quả, công tác in giấy bạc được tiến hành một cách hiệu quả và an toàn.

Ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh lịch sử (Sắc lệnh số 18b) cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính phát hành tờ bạc Việt Nam để thay thế cho đồng bạc Đông Dương. Ngày 3/2/1946, cơ quan Tổng phát hành giấy bạc Việt Nam chính thức ra đời và hoạt động ngay sau khi Bộ Tài chính ra Nghị định phát hành lần đầu tiên tại miền Nam Trung Bộ, từ vĩ tuyên 16 trở vào.

Như vậy, giấy bạc tài chính Việt Nam tuy được in ở Bắc Bộ và Trung Bộ, nhưng chưa được chi dùng ở đó, vì lúc ấy phải nhân nhượng để đối phó với quân Tưởng cùng với các loại bạc Quan kim và Quốc tệ của chúng. Do đó, cơ quan ấn loát đặc biệt Trung ương ở Bắc Bộ và cơ quan ấn loát tài chính Trung Bộ in được bao nhiêu tiền đều chuyển hết vào Nam Trung Bộ. Đó là nơi được chọn để phát hành đầu tiên vì có nhiều điều kiện thuận lợi nhất.

Cơ quan phát hành giấy bạc ở mỗi miền có các tên gọi khác nhau, như Trung ương có Ngân khố quốc gia do đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Đảng, phụ trách kinh tài làm Tổng giám đốc; ở Trung Bộ có Ủy ban Tổng phát hành giấy bạc Việt Nam tại Trung Bộ, do đồng chí Trần Duy Bình làm giám đốc; ở Nam Bộ có Ngân khố Nam Bộ do đồng chí Nguyễn Thành Vĩnh làm giám đốc. Tuy vậy, các cơ quan này đều có hai nhiệm vụ chung là phát hành giấy bạc Việt Nam theo kế hoạch của Chính phủ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Ngày 31/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

Sự ra đời của đồng tiền Việt Nam đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta. Kể từ đây, nền tiền tệ của chế độ thực dân, phong kiến đã bị xóa bỏ, thay vào đó, một nền tiền tệ Việt Nam độc lập và tự do được thiết lập./.

Đặng Việt Thủy

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读