【ket qua bd mexico】Cải cách, hiện đại hóa hải quan: Đích cuối cùng là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:47:57

Cải cách thủ tục hành chính từng bước

Trong quá trình cải cách của ngành Hải quan,ảicáchhiệnđạihóahảiquanĐíchcuốicùnglàtạothuậnlợichodoanhnghiệket qua bd mexico hệ thống pháp luật hải quan được xây dựng, hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế. Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về hải quan liên tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh, đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc bất cập phát sinh, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Mặt khác, nội dung của các văn bản được ban hành thể hiện rõ nét tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Hồ sơ hải quan đã được đơn giản hóa, giảm bớt các giấy tờ không cần thiết; sắp xếp lại các khâu trong quy trình thủ tục hải quan để loại bỏ các khâu trung gian; áp dụng quản lý rủi ro để kiểm tra hồ sơ và hàng hoá, giảm thời gian thông quan…

Để làm được điều đó, khi xây dựng các văn bản, cơ quan hải quan tuân thủ cơ chế lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan liên quan, người dân, doanh nghiệp (DN) bằng nhiều hình thức để tạo điều kiện cho mọi người dân, DN tham gia vào quá trình soạn thảo; làm cho văn bản ban hành đi vào cuộc sống, có tính khả thi cao.

Nguồn: Tổng cục Hải quan       								   Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Tổng cục Hải quan. Đồ họa: Thế Dương

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất là Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hệ thống pháp lý đáp ứng các yêu cầu đổi mới toàn diện hoạt động hải quan, trên cơ sở nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tạo cơ sở pháp lý để thực hiện phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động nghiệp vụ.

Một trong những nội dung cải cách giúp DN tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan là quy định việc nộp chứng từ điện tử thay thế chứng từ giấy và quy định về thời hạn phản hồi kết quả xử lý các thủ tục của cơ quan hải quan cho người khai hải quan.

Hầu hết các DN ghi nhận, việc nộp chứng từ điện tử thay thế chứng từ giấy đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện thủ tục thông quan, như: chi phí in ấn hồ sơ, thời gian và chi phí đi lại của nhân viên làm thủ tục. Thời gian thông quan nhanh cũng giúp DN đẩy nhanh tiến độ công việc, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Bên cạnh đó, việc triển khai Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) giúp giảm thời gian thực hiện các thủ tục giao nhận hàng tại cảng cũng là nguyên nhân giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Điện tử hóa các khâu nghiệp vụ

Tháng 4/2014, ngành Hải quan triển khai Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS). Đây là sự thay đổi có tính tổng thể, toàn diện trong thủ tục hải quan điện tử. Đến nay, tất cả thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS, với 100% đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc, hơn 99% DN tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai và thời gian thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1 đến 3 giây.

Cũng kể từ năm 2012, cơ quan hải quan đã kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại và kho bạc nhà nước để thực hiện thanh toán điện tử (E-payment). Từ năm 2017, cơ quan hải quan đã triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 và ký thỏa thuận hợp tác với 43 ngân hàng thương mại, trong đó có 30 ngân hàng tham gia thanh toán điện tử 24/7, với trên 95% số thuế thu được bằng phương thức điện tử.

Tiết kiệm gần 1.376 tỷ đồng mỗi năm

Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 38/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Đây chính là một giải pháp để cải cách toàn diện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu.

Theo kết quả đánh giá tác động độc lập của Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ, với đề án này, ước tính trong một năm tiết kiệm gần 1.376 tỷ đồng (xấp xỉ 59,1 triệu USD) cho doanh nghiệp và 9.285 tỷ đồng (xấp xỉ 399 triệu USD) cho nền kinh tế.

Để đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, mục tiêu điện tử hóa, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, từ năm 2017, Tổng cục Hải quan triển khai Hệ thống VASSCM kết nối, trao đổi thông tin với DN kinh doanh cảng, sân bay, kho, bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan. Đến nay đã có khoảng 500 DN kinh doanh cảng, kho, bãi hoàn thành việc thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin tờ khai/chứng từ của lô hàng xuất nhập khẩu (XNK) đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan thông qua Hệ thống VASSCM.

Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp 215 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 (chiếm 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện), trong đó có 209 thủ tục hành chính được cung cấp DVCTT ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 88%).

Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng lấy người dân, DN làm trung tâm; lấy sự hài lòng làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi…, chính là “đòn bẩy” tạo thuận lợi cho DN đạt sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút làn sóng đầu tư.

* TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam:

Chính sách và thủ tục hành chính xuất nhập khẩu ngày càng dễ tiếp cận

Thông tin về chính sách và thủ tục hành chính xuất nhập khẩu ngày càng dễ tiếp cận hơn. DN đánh giá cao hơn về chất lượng thông tin do cơ quan hải quan cung cấp. DN cũng hài lòng hơn đối với công tác hỗ trợ, giải đáp của các cơ quan khi DN gặp vướng mắc về tiếp cận thông tin. Việc thực hiện các thủ tục hành chính hải quan cũng thuận lợi hơn đối với các DN. Những chuyển biến tích cực được DN ghi nhận việc khai hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá, nộp thuế, hoàn thuế không thu thuế, cho đến giải quyết khiếu nại.

* Ông Kazuyoshi Mizuno - Trưởng ban Hải quan, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI):

Đánh giá cao Hệ thống VNACCS/VCIS

Chúng tôi đánh giá cao việc ngành Hải quan đưa Hệ thống VNACCS/VCIS (thông quan hàng hóa tự động) vào sử dụng. Điều này đã giúp nâng cao đáng kể hiệu suất làm việc của các DN XNK, vì giờ đây có thể khai báo và nộp tờ khai trực tuyến thay vì phải nộp hồ sơ giấy. Việc triển khai VNACCS/VCIS đã thúc đẩy hợp tác với các bộ ngành, cho phép thực hiện 173 thủ tục trực tuyến giữa 13 bộ, ban ngành. Việc thuế suất được lựa chọn tự động, tiền thuế được tính tự động và các thủ tục cũng có thể thực hiện tự động từ khâu tính toán giá đánh thuế đến khâu nộp thuế; cũng như việc doanh nghiệp có thể kê khai và sửa đổi tờ khai thông qua VNACCS, đã giúp giảm bớt gánh nặng thời gian và chi phí cho các DN.

* Ông Lim Han Tae - Tổng giám đốc Công ty TNHH Woosin Vina:

Doanh nghiệp luôn nhận được sự hỗ trợ, gỡ vướng trong quá trình làm thủ tục hải quan

Là doanh nghiệp (DN) FDI, chuyên sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe, từ khi đi vào hoạt động, DN luôn nhận được sự hỗ trợ của ngành Hải quan trong xuất nhập khẩu (XNK), thông quan hàng hóa. Trong đó, cán bộ công chức hải quan thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin hoạt động sản xuất và kế hoạch XNK của công ty, có giải pháp phù hợp để hỗ trợ; đồng thời giải đáp những kiến nghị, vướng mắc của công ty trong quá trình làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa để công ty duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, sự nỗ lực, đồng hành của cơ quan hải quan đã giúp DN nắm bắt đầy đủ các quy định, chính sách pháp luật, hiểu và giải quyết được các khó khăn nội tại khi triển khai thực hiện các thủ tục.

顶: 4踩: 9