会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【te le keo】TP Hồ Chí Minh thúc đẩy các mô hình kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững!

【te le keo】TP Hồ Chí Minh thúc đẩy các mô hình kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững

时间:2025-01-25 18:25:47 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:945次
Sức bật mới cho Thành phố Hồ Chí Minh từ phát triển xanh TP Hồ Chí Minh phát triển đô thị theo mô hình đa trung tâm Triển khai cơ chế đặc thù phát triển TPHCM: Các mô hình tiên phong phát huy hiệu quả
Tăng trưởng xanh, phát triển xanh là chiến lược phát triển tương lai của TPHCM. 	 Ảnh minh họa
Tăng trưởng xanh, phát triển xanh là chiến lược phát triển tương lai của TPHCM. Ảnh minh họa

Ưu tiên phát triển kinh tế xanh

Tăng trưởng xanh, phát triển xanh là chiến lược phát triển tương lai của TPHCM nhằm xanh hóa nền kinh tế, hướng đến sự thịnh vượng kinh tế, bền vững về môi trường, công bằng xã hội, thăng tiến các giá trị, góp phần vào mục tiêu giảm tăng nhiệt toàn cầu.

Chia sẻ tại sự kiện trong khuôn khổ Diễn đàn Hội nhập Kinh tế quốc tế TPHCM năm 2024 diễn ra mới đây, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho biết, TPHCM là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo và văn hoá, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, TPHCM đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội. TPHCM là một trong 10 thành phố hàng đầu thế giới chịu tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Mặc dù quy mô GRDP TPHCM luôn dẫn đầu so với cả nước, nhưng với mô hình phát triển theo chiều rộng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chững lại… Điều này đòi hỏi TPHCM phải tìm kiếm các giải pháp, động lực và không gian phát triển kinh tế mới.

Trong thời gian qua, thành phố đã ban hành các chương trình, đề án liên quan để triển khai và phát triển các mô hình kinh tế mới như Đề án “Phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”; trong đó, tập trung chuyển đổi theo hướng “xanh” và “số” trong cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Hiện TPHCM đang xây dựng hệ thống giải pháp, chính sách hướng tới chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, tập trung hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, công nghệ, tiêu dùng bền vững, trong đó doanh nghiệp là trung tâm trong việc thực hiện chuyển đổi. Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã mở ra nhiều cơ hội và động lực cho hành trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh của TPHCM.

Ông Vũ Mạc Hưng, chuyên gia tư vấn kinh tế xã hội, Công ty Boston Consulting Group (BCG) nhấn mạnh, tầm nhìn và chiến lược tăng trưởng xanh toàn diện thông qua việc xác định rõ quy mô tác động từ tổng thể đối với việc làm, tăng trưởng kinh tế và đầu tư. Thêm vào đó, Nghị quyết 98 cũng đề cập đến việc cho phép TPHCM cấp trái phiếu xanh và thí điểm giao dịch tín chỉ carbon. Đây được xem là một trong những ưu tiên phải thực hiện nhằm thúc đẩy các tham vọng xanh của thành phố và cả Việt Nam.

Bên cạnh nền kinh tế xanh, việc chuyển đổi sang nền kinh tế số cũng rất quan trọng, ông Hưng đề xuất các nhóm giải pháp cốt lõi để phát triển thành công nền kinh tế số tập trung vào quản trị và tổ chức; chính sách, quy định và tiêu chuẩn; năng lực lãnh đạo, nhân tài, kỹ năng và văn hóa; nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, ưu đãi và đầu tư.

Hiện nay cộng đồng doanh nghiệp đang tận dụng tốt cơ chế ưu đãi của TPHCM dành cho doanh nghiệp và sản phẩm xanh; tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ của TPHCM, nỗ lực thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi xanh, đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các tiêu chí xanh trong sản xuất.

Coi công nghiệp là động lực phát triển mới

Cùng với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, TPHCM đang coi chuyển đổi công nghiệp là động lực phát triển mới. Đánh giá về động lực mới này, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho biết, việc chuyển đổi nền công nghiệp sang hướng công nghệ cao, hiện đại sẽ mang lại giá trị gia tăng cao cho TPHCM. Động lực mới này sẽ giúp thành phố tránh tụt hậu với đòi hỏi ngày càng cao của thế giới, cũng như nâng chất lượng sản phẩm cho thị trường nội địa.

Theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, trong nửa đầu 2024, khu vực công nghiệp của TPHCM đạt quy mô hơn 152.800 tỷ đồng, tăng 5,64% so với cùng kỳ 2023 và chiếm 17,8% trong GRDP. Tuy đứng thứ hai nhưng tỷ trọng của công nghiệp trong quy mô nền kinh tế và tăng trưởng GRDP lại đang giảm dần. Mặt khác, theo các chuyên gia và nhà quản lý nhận định sau 50 phát triển, ngành công nghiệp của TPHCM đã lạc hậu, còn dùng nhiều tài nguyên, thâm dụng lao động và giá trị gia tăng thấp.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực, chủ động, chớp lấy thời cơ và khắc phục những khó khăn, thách thức để vươn lên. Đặc biệt, khi nhu cầu của người tiêu dùng thế giới với các sản phẩm, dịch vụ xanh ngày càng cao, việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), ESG (tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp)… đã trở thành điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thế giới đồng thời nâng tầm thị trường nội địa.

Để làm được điều này, chuyển đổi công nghiệp là giải pháp mà các doanh nghiệp không thể không triển khai. Theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài, tăng thị phần, doanh thu. Trong đó, chuyển đổi công nghiệp theo hướng xanh, bền vững là một trong những lựa chọn cần thiết cho địa phương. Doanh nghiệp sản xuất ngày càng phải đáp ứng chuyển đổi xanh. Thậm chí, nếu không theo kịp, việc chuyển đổi có thể là hàng rào kỹ thuật mới cho hàng hóa Việt Nam.

Quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi công nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp thành phố và của nền kinh tế đã được khởi động trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, sự quan tâm này còn phân tán, chưa đồng bộ. Trong quá trình chuyển đổi này, doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn vì chi phí đầu tư cao, hạ tầng công nghệ kém phát triển, các giải pháp về rủi ro an ninh mạng khó tiếp cận. Chiến lược chuyển đổi xanh không chỉ từ bắt đầu từ các doanh nghiệp mà cả hệ thống cùng phải chuyển đổi như cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo, đơn vị tư vấn...

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
  • Efforts needed to enhance cooperation between Vietnamese localities, China’s Fujian: Official
  • PM arrives in Santo Domingo, beginning official visit to Dominican Republic
  • PM proposes three strategic guarantees for global poverty eradication
  • Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
  • G20 Summit: PM shares three proposals to accelerate SDG implementation
  • State President meets with Chief Executive of Hong Kong (China)
  • State President meets with Chief Executive of Hong Kong (China)
推荐内容
  • Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
  • Mexican media highlights Việt Nam's key role in multilateral forums
  • Armenian NA President arrives in Hà Nội, beginning official visit to Việt Nam
  • Inspection commission suggests disciplinary action against Vĩnh Phúc’s former officials
  • ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
  • Việt Nam, Kazakhstan promote multifaceted cooperation