Trên thực tế,ạihiếkết quả dinamo kiev trong thời gian qua, con người khai thác các kim loại phổ biến, như sắt, vàng, bạc, đồng, chì hay nhôm… Tuy nhiên, từ những năm 1970, người ta bắt đầu biết cách sử dụng các phẩm chất kỳ diệu về hóa học, về điện từ của hàng loạt kim loại hiếm, vốn ẩn chứa trong các loại quặng, với tỉ lệ hết sức nhỏ. Các kim loại hiếm với những tên gọi bí ẩn như “graphite, vanadium, germanium, platinoïdes, tungstène, antimoine, béryllium, fluorine, rhénium, prométhium…” trong tự nhiên thường trộn lẫn với các quặng kim loại phổ biến nhất. Để chiết ra được một kg vanadium cần đến 8,5 tấn quặng, phải 16 tấn quặng mới có được một kg cerium, 50 tấn quặng cho một kg gallium, và phải 1.200 tấn quặng mới có được một kg lutécium. Theo giới phân tích, nếu vào thế kỷ 19, nước Anh thống trị thế giới nhờ vị thế bá chủ trong lĩnh vực sản xuất than, thì một phần thế kỷ 20 có thể được giải thích qua việc Mỹ và Arab Saudi tăng cường khai thác dầu mỏ và kiểm soát các tuyến đường lưu thông huyết mạch để bảo vệ nguồn năng lượng này. Đối với thế kỷ 21, Trung Quốc hiện đang thống trị các nguồn tài nguyên kim loại hiếm và đi đầu trong việc tiêu thụ. Trung Quốc không chỉ đứng đầu thế giới về sản xuất các kim loại hiếm, mà còn cả về tiêu thụ. Để phục vụ nhu cầu của thị trường 1,4 tỷ dân, Trung Quốc hút tới 45% sản lượng kim loại hiếm toàn cầu, cũng tương tự với các sản phẩm nông nghiệp, dầu mỏ, sữa bột hay rượu vang. Do đó, việc phương Tây chuyển đổi sang nền kinh tế xanh được ví như đang tự nhảy vào miệng "rồng" Trung Quốc. Chỉ cần Bắc Kinh siết chặt việc xuất khẩu các nguồn kim loại này, hậu quả kinh tế và xã hội tại Paris, New York hay Tokyo sẽ là cực kỳ nghiêm trọng. Trong khi đó, kim loại hiếm cũng sẽ tác động về mặt quân sự và địa chính trị. Nếu xảy ra nạn khan hiếm kim loại hiếm, hàng loạt phương tiện quân sự tối tân của phương Tây, như người máy, vũ khí tin học, phi cơ chiến đấu F-35... cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, "cơn khát kim loại hiếm" trong thế kỷ 21 được dự báo sẽ ngày một tăng, đặc biệt trong bối cảnh mức độ hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ giữa các nước phương Tây và các quốc gia đang trỗi dậy. |